Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Khởi động (SGK Cánh diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Đỉnh núi cao nhất việt nam là Fansipan

Thuộc vùng miền núi Tây Bắc

(Trả lời bởi Nhật Văn)
Thảo luận (2)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta.

- Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với:

+ Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ ở phía nam.

+ Vịnh Bắc Bộ ở phía đông nam.

+ Các nước Lào và Trung Quốc ở phía tây và phía bắc.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... Nơi đây có các dãy núi thấp hình cánh cung và dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta, trên đó có đình Phan-xi-păng cao 3143 m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và các cao nguyên nổi tiếng như: cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La),...

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

- Khí hậu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước. Một số vùng núi cao vào mùa đông đôi khi có tuyết rơi như: Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn).....

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

+ Sông Hồng bắt đầu chảy từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam và chảy ra vịnh Bắc bộ ở tỉnh Nam Định.
+ Sông Đà bắt đầu từ Trung Quốc và chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Điểm cuối là tỉnh Phú Thọ. 
+ Sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam tại tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông, suối; trong đó sông Hồng, sông Đà, sông Lô là những sông lớn. Sông Đà và sông Lô là hai sông đổ nước vào sông Hồng.

- Do địa hình dốc nên sông ở đây có nhiều thác ghềnh, nước chảy mạnh, đặc biệt là sông Đà.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Cánh diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Thuận lợi:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình đa dạng, khí hậu với mùa đông lạnh là điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây xứ lạnh (đào, lê, mận, hồi, thảo quả, su su, bắp cải,...).

+ Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê,...).

+ Sông ngòi trên địa hình dốc tạo điều kiện để phát triển thuỷ điện.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ còn là vùng có nhiều cảnh đẹp để phát triển du lịch.

- Khó khăn:

+ Địa hình, khí hậu, sông ngòi của vùng cũng gây ra nhiều thiên tai như: lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại,... ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

+ Địa hình dốc, phức tạp là trở ngại đối với giao thông vận tải và xây dựng.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 4 (SGK Cánh diều - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Những việc cần làm đó là;

- Nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.

- Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng và sử dụng đất hợp lí.

- Tập huấn kĩ năng phòng chống thiên tai cho người dân.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 18)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 18)

Hướng dẫn giải

+ Đặc điểm thiên nhiên: Khí hậu hè nóng và mưa nhiều, đông lạnh và mưa ít.
+ Ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất: Thích hợp phát triển nông nghiệp những cây nông nghiệp ưa lạnh.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)