Bài 3. Tam giác cân

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 59)

Hướng dẫn giải

Ta thấy độ dài của 2 cạnh AB = AC

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 59,60)

Hướng dẫn giải

Ta thấy sau khi cắt 2 cạnh của tam giác bằng nhau

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 59,60)

Hướng dẫn giải

Ta thấy: \(\Delta MEF\)cân tại M do ME = MF có:

+ cạnh bên: ME, MF

                        + cạnh đáy: EF

+ góc ở đỉnh: \(\widehat {EMF}\)

                        + góc ở đáy: \(\widehat {MEF}\),\(\widehat {MFE}\)

  \(\Delta MNP\) cân tại M do MN = MP có:

            + cạnh bên: MN, MP

            + cạnh đáy: NP

            + góc ở đỉnh: \(\widehat {NMP}\)

            + góc ở đáy: \(\widehat {NPM}\), \(\widehat {PNM}\)

  \(\Delta MHP\) cân tại M do MH = MP có:

            + cạnh bên : MH, MP

            + cạnh đáy: HP

            + góc ở đỉnh: \(\widehat {PMH}\)

            + góc ở đáy: \(\widehat {MPH}\),\(\widehat {MHP}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 60-62)

Hướng dẫn giải

Xét \(\Delta AMB\) và \(\Delta AMC\).có:

AB = AC ( do tam giác ABC cân tại A )

MB = MC ( do M là trung điểm BC )

AM là cạnh chung

=>\(\Delta AMB\) =\(\Delta AMC\) (c.c.c)

=>\(\widehat {ABC}\)=\(\widehat {ACB}\)( 2 góc tương ứng)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 60-62)

Hướng dẫn giải

a) Vì \(\Delta MNP\) cân tại M ( theo giả thiết )

\( \Rightarrow \widehat N = \widehat P = {70^o}\) ( 2 góc đáy của tam giác cân )

\( \Rightarrow \widehat M = {180^o} - {2.70^o} = {40^o}\)

b) Xét \(\Delta EFH\) cân tại E

Theo định lí về tổng 3 góc trong tam giác ta có

\( \Rightarrow \widehat E + \widehat F + \widehat H = {180^o}\)

Mà \(\widehat F = \widehat H\)( tính chất tam giác cân )

\( \Rightarrow \widehat F = \widehat H = {180^o} - \widehat E = ({180^o} - {70^o}):2 = {55^o}\) 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 60-62)

Hướng dẫn giải

Vì tổng số đo 3 góc trong tam giác là \({180^o}\)

\( \Rightarrow \widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^o}\)

Mà \(\widehat B = \widehat C\)\( = ({180^o} - \widehat A):2\)\( = ({180^o} - {110^o}):2 = {35^o}\) 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 60-62)

Hướng dẫn giải

Xét \(\Delta AHB\) và \(\Delta CHB\) cùng vuông tại H, ta có:

BH là cạnh góc vuông của và

\(\widehat {ABH} = \widehat {CBH}\)( Do cùng bằng \({90^o} - \widehat {HAB} = {90^o} - \widehat {HCB}\) )

\( \Rightarrow \) \(\Delta AHB = \Delta CHB\)

\( \Rightarrow \) BA = BC

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 60-62)

Hướng dẫn giải

a) Ta có tam giác ABC cân tại A do 2 góc đáy B, C cùng bằng 68°

Nên AB = AC

b) Vì tổng các góc trong tam giác = 180° nên \(\widehat M + \widehat N + \widehat P = {180^o}\)

\( \Rightarrow \widehat P = {180^o} - {45^o} - {90^o} = {45^o}\)

\( \Rightarrow \) \(\Delta MNP\) vuông cân tại N

\( \Rightarrow \) MN = NP

c) Xét \(\Delta EFG\) theo định lí về tổng số đo các góc trong tam giác ta có :

\( \Rightarrow \widehat F + \widehat E + \widehat G = {180^o}\)

\( \Rightarrow \widehat F = {180^o} - {35^o} - {27^o} = {118^o}\)

\( \Rightarrow \Delta EFG\) không cân nên không có các cặp cạnh bằng nhau  

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 60-62)

Hướng dẫn giải

Ta có: tam giác ABC cân tại A

Nên \(\widehat B = \widehat C = {60^o}\)( 2 góc đáy của tam giác cân )

Theo định lí về tổng 3 góc trong tam giác ta có : \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^o}\)

\( \Rightarrow \widehat A = {180^o} - {60^o} - {60^o} = {60^o}\)

Vì \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = {60^o}\)\( \Rightarrow \) tam giác ABC là tam giác đều

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 62)

Hướng dẫn giải

a) Tam giác ABM là tam giác đều do có 3 cạnh bằng nhau

   Tam giác AMC cân tại M do AM = MC

b) Tam giác EDG là tam giác đều do có 3 cạnh bằng nhau

   Tam giác EHF cân tại E do EH = EF

   Tam giác EDH cân tại D do DH = DE

c) Tam giác EGF cân tại G do GE = GF

   Tam giác IHG đều do là tam giác cân có 1 góc = 60°

   Tam giác EHG cân tại E do EG = EH

d) Tam giác MBC không cân và không đều vì 3 góc có số đo khác nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)