Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Các loại thức ăn, đồ uống thường sử dụng trong gia đình em: gạo, thịt lợn, rau cải, rau muống, thịt gà, thịt bò, sữa, nước lọc,…

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 16)

Hướng dẫn giải

– Hình 1: Bạn nhỏ uống phải 1 thứ nước lạ có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, ngộ độc….

– Hình 2: Bạn trai rủ bạn gái ăn thử một loại rau lạ có thể gây đau bụng, ngộ độc,…

– Hình 3: Bạn nhỏ lấy nhiệt kế xuống chơi. Nếu nhiệt kế vỡ sẽ gây ra nhiễm độc thủy ngân. Nếu trẻ em nuốt phải thủy ngân sẽ gây thủng ruột, ngộ độc, co giật,….

– Hình 4: Bạn nhỏ ăn củ sẵn còn sống, chưa được làm chín có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp, ngộ độc, có thể tử vong.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 17)

Hướng dẫn giải

 Kể lại câu chuyện của Nam

– Hình 5: Nam thấy ở cạnh bồn rửa bát có một chai sữa.

– Hình 6: Nam mở chai sữa uống thử và phát hiện có vị chua. 

– Hình 7: Sau khi uống, Nam thấy đau bụng và buồn nôn. Nam vội vàng nói với mẹ.

– Hình 8: Mẹ đưa Nam tới gặp bác sĩ. Bác sĩ kết luận Nam bị ngộ độc thực phẩm do uống phải sữa hết hạn.

– Nam bị ngộ độc: Vì khi uống Nam không quan sát hạn sử dụng của sữa nên uống phải sữa hết hạn. 

– Khi bị ngộ độc, Nam có biểu hiện: thấy đau bụng và buồn nôn. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Ví dụ 1:

– Ngày 28/10, tại Trạm Y tế xã Chiềng Cọ (Thành phố) đã tiếp nhận 40 trường hợp đến khám, trong đó, 23 trường hợp có các triệu chứng đau bụng từng cơn kèm theo buồn nôn và đau đầu. Các trường hợp trên đều là học sinh của Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Chiềng Cọ. Qua kiểm tra, xác định, các em đã ăn sáng tại một số quán khu vực cổng trường với các món xôi, mì tôm, xúc xích, viên xiên hải sản, tương ớt…

– Nguyên nhân: Khu vực cổng trường nhiều khói bụi dễ bám vào thức ăn. Các thực phẩm đó có thể do bẩn, hoặc không rõ nguồn gốc, hoặc được chế biến chưa kĩ nên gây đau bụng, buồn nôn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 18)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

Tác dụng của những việc làm trong hình:

– Hình 9: Đánh dấu trên vỏ thực phẩm những lưu ý quan trọng về thực phẩm.

– Hình 10: Vứt bỏ những thực phẩm đã hỏng, đã quá hạn sử dụng vào đúng nơi quy định.

– Hình 11: Thức ăn còn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh.

– Hình 12: Làm sạch thực phẩm trước khi ăn.

Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, chúng ta cần:

– Bảo quản thực phẩm thừa vào tủ lạnh;

– Vứt bỏ những thực phẩm đã quá hạn sử dụng;

– Làm sạch thực phẩm trước khi ăn;

– Phân loại các loại thực phẩm và để vào đúng chỗ;

-.…

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 18)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO

– Nước tương để ở trong bếp vì nó dùng chế biến thực phẩm.

– Nước uống để ở phòng khách vì sử dụng hàng ngày và tránh nhầm lẫn với các thực phẩm khác như: cồn, dấm,…

– Thuốc trừ sâu để ở góc vườn vì tránh cho trẻ nhỏ chưa biết chữ nghịch ngợm, uống nhầm.

– Dầu gội đầu để trong phòng tắm vì để tránh nhầm lẫn với các đồ uống khác.

– Kem đánh răng để trong phòng tắm để trẻ nhỏ không ăn, nuốt phải.

– Thuốc để ở tủ thuốc để trẻ không nhầm là kẹo.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 19)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO

 Hình 13

– Tình huống:Trong bữa sáng, bạn trai đã ăn một bắp ngô. Một lúc sau, bạn cảm thấy khó thở, buồn nôn. Có lẽ do bắp ngô để lâu mà không được bảo quản trong tủ lạnh nên đã bị hỏng.

– Cách ứng xử của em: Nếu cảm thấy buồn nôn, em sẽ nôn để đẩy thực phẩm đó ra khỏi ruột. Sau đó, em sẽ báo ngay cho người nhà biết để đưa tới bệnh viện gần nhất kiểm tra.

Hình 14

– Tình huống: Em đi chơi về thì thấy em gái ngồi ngoài sân vừa ôm bụng, vừa khóc. Em tới hỏi nguyên nhân thì mới phát hiện ra em ấy uống phải thứ nước lạ.

– Cách ứng xử của em: Em sẽ dỗ dành em bé để em ấy nín khóc và bình tĩnh lại. Sau đó, em sẽ mang lọ nước lạ này chạy đi tìm người nhà hoặc gọi ngay 115 để nhanh chóng báo tình hình và đưa em gái tới bệnh viện gần nhất.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 19)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

Gia đình em đã sắp xếp đồ dùng và bảo quản thức ăn bằng cách:

– Cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh;

– Đồ sống và đồ chín để riêng;

– Để thực phẩm đúng nơi quy định: Phòng bếp để đồ ăn, hoa quả, gia vị,…. Phòng khách để nước uống,…Phòng tắm để dầu gội, dầu xả, sữa rửa mặt,…

– Các loại thuốc đều được ghi tên rõ ràng;

– ….

Những thay đổi để phòng tránh ngộ độc là:

– Để những loại đồ dùng nguy hiểm ( như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu) tránh xa tầm tay trẻ em;

– Không giữ lại những thực phẩm đã quá hạn sử dụng trong nhà;

– Không ăn lại những đồ đã để quá lâu;

– …

Cần có sự thay đổi đó vì gia đình em có nhiều trẻ nhỏ nên các em dễ nghịch ngợm và sử dụng những loại thực phẩm gây ngộ độc.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)