Bài 3. Nguồn gốc loài người

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 18)

Hướng dẫn giải

+ Cách đây khoảng 5 đến 6 triệu năm, một loại vượn khá giống loài người xuất hiện được gọi là vượn cổ.

+ Trải qua quá trình tiến hóa, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh vượn người đã biết ghè đẽo công cụ lao động và trở thành Người tối cổ.

+ Khoảng 4 vạn năm, người tối cổ trở thành người tinh khôn trong thời kì đồ đá (người trung gian) sau đó đến khoảng 1 vạn năm trở thành người hiện đại.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 18)

Hướng dẫn giải

 – Người tối cổ tiến hóa hơn người vượn cổ ở những đặc điểm như sau:

+ Đã thoát li khỏi leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất.

+ Đi bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 18)

Hướng dẫn giải

- Điểm khác biệt của người tinh khôn so với Người tối cổ:

+ Có thể tích não lớn hơn: Người tối cổ có thể tích não khoảng 650 – 1100 cm3; trong khi đó, Người tinh khôn có thể tích não khoảng 1450 cm3.

+ Cơ thể gọn, linh hoạt; cấu tạo cơ thể gần giống với người ngày nay.

+ Chế tạo được công cụ lao động tinh xảo hơn so với Người tối cổ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 19)

Hướng dẫn giải

- Những địa điểm phát hiện dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á: Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, Núi Đọ,An Khê, Xuân Lộc, Ta-bow, Ni-a,Tham Lót, Pôn-Đa ung, Tri-nio. Li-ang Bua.

-  Nhận xét về phạm vi phân bố dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam: Người tối cổ được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, như vậy có thể thấy các khu vực trên đất nước ta đều có sự xuất hiện của người tối cổ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 20)

Hướng dẫn giải

Đông Nam Á là nơi có xuất hiện con người từ sớm là vì căn cứ vào những dấu tích tìm được:

– Ở ĐNA: tìm thấy nhiều dấu tích ở nhiều nơi: đảo Gia-va

– Ở Việt Nam: những dấu tích tìm thấy ở nhiều nơi như Thâm Khuyên, Thẩm Hai, đặc biệt phát hiện những chiếc răng Người tối cổ cách đây khoảng 400 000 năm

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 20)

Hướng dẫn giải
Tên QGTên địa điểm tìm thấy dấu tích
Việt NamThẩm Khuyên, Thẩm Hai( Lạng Sơn)
Việt NamAn Khê ( Gia Lai)
Việt NamXuân Lộc ( Đồng Nai)
Việt NamNúi Đọ,Quan Yên ( Thanh Hóa)
MalaysiaNi-a
PhilippinTa-bon
IndonesiaTri-nine ( Đảo Gia-va)
IndonesiaLi-ang Bua ( đảo Phio-rat)
MianmaPon-doong
Thái LanTham Lót
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 20)

Hướng dẫn giải

- Người châu Phi, châu Âu và châu Á đều có chung một nguồn gốc (được tiến hóa qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ).

- Các nhà khoa học cho biết, màu da của người là kết quả thích ứng với môi trường trong quá trình tiến hóa lâu dài.

+ Người châu Phi do sống ở vùng vĩ độ thấp, nhiều ánh nắng, cường độ nắng gay gắt => tia cực tím xâm nhập vào da, gây hại và khiến da bị tổn thương, khi đó cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra hắc tố (melanin) bảo vệ tế bào da => lượng hắc tố cao khiến da đen sạm đi. 

+ Người châu Âu sống ở vùng vĩ độ cao, ánh nắng mặt trời chiếu không mạnh nên da họ có ít hắc tố hơn => da của họ sáng hơn. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)