Hãy nêu những việc em đã thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt trong việc góp phần phát triển bền vững.
Hãy nêu những việc em đã thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt trong việc góp phần phát triển bền vững.
Ở nơi em sống, có những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học nào? Trong những biện pháp đó, biện pháp nào có hiệu quả nhất?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học:
+ Nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng.
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lí đa dạng sinh học và với việc xóa đói, giảm nghèo.
+ Chú trọng bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù; bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm.
+ Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
+ Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích để phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gene và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gene.
+ Điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực bảo vệ cảnh quan, khu di sản văn hóa và tự nhiên, khu dự trữ sinh quyển; phát triển bền vững các vùng đệm.
- Trong các biện pháp bảo tồn trên, biện pháp nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng là có hiệu quả nhất vì ý thức sẽ quyết định hành động.
(Trả lời bởi datcoder)
Quan sát Hình 28.8, giải thích vai trò của các biện pháp trong nông nghiệp bền vững.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVai trò của các biện pháp chủ yếu trong nông nghiệp bền vững:
- Luân canh cây trồng: giảm tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng; hạn chế sự thoái hóa đất.
- Trồng cây che phủ đất: chống xói mòn; tăng cường chất dinh dưỡng cho đất; tăng thu nhập từ việc trồng cây.
- Tạo dinh dưỡng cho đất: tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: hạn chế ô nhiễm môi trường; bảo tồn tài nguyên.
- Quản lí sâu hại bằng các phương pháp sinh học: giảm tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng; hạn chế ô nhiễm do sử dụng chất bảo vệ thực vật.
- Bảo tồn các giống địa phương: duy trì đa dạng nguồn gene; tăng cường khả năng chống chịu của vật nuôi, cây trồng.
- Quản lí giống và nguồn nước: hạn chế việc suy thoái giống vật nuôi, cây trồng; tạo điều kiện phát triển chăn nuôi, trồng trọt; tiết kiệm tài nguyên nước.
(Trả lời bởi datcoder)
Phân tích mối quan hệ giữa dân số - môi trường - phát triển. Giải thích các chỉ tiêu của dân số.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Mối quan hệ giữa dân số - môi trường - phát triển:
+ Dân số: Tăng dân số đã khiến cho nhu cầu về lương thực thực phẩm và nơi ăn, chốn ở tăng lên, dẫn đến ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, tạo ra lượng lớn rác thải và khí thải, góp phần vào sự ô nhiễm môi trường.
+ Môi trường: Môi trường tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ cho con người.
+ Phát triển: Dân số ổn định và môi trường bền vững là điều kiện cần cho sự phát triển. Đồng thời, sự phát triển cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về cả kinh phí và kĩ thuật cho việc kiểm soát dân số và bảo vệ môi trường
- Giải thích các chỉ tiêu của dân số:
+ Quy mô dân số: là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
+ Cơ cấu dân số: là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác,…
+ Phân bố dân cư: là sự sắp xếp dân số trên một lãnh thổ nhất định.
+ Những yếu tố gây biến động dân số: là những yếu tố ảnh hưởng tới quy mô dân số.
(Trả lời bởi datcoder)
Làm thế nào để hạn chế được những vấn đề bất cập về dân số?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số vấn đề bất cập về dân số: dân số tăng nhanh, khó kiểm soát; phân bố dân số không đều; tình trạng mất cân bằng giới tính; bất hợp lí trong cơ cấu dân số;… Để hạn chế được những vấn đề bất cập về dân số cần đề ra, tuyên truyền và vận động thực hiện các chính sách điều chỉnh tỉ lệ tăng dân số; điều chỉnh mật độ và sự phân bố dân số; khắc phục bất hợp lí về cơ cấu dân số; ngăn chặn tỉ lệ giới tính bất hợp lí;…
(Trả lời bởi datcoder)
Phân tích ý nghĩa của giáo dục môi trường đối với phát triển bền vững.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiÝ nghĩa của giáo dục môi trường đối với phát triển bền vững: Giáo dục môi trường có vai trò đem lại cho các đối tượng được giáo dục có cơ hội hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường làm nền tảng (Giáo dục về môi trường). Từ đó, người được giáo dục về môi trường có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường và có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động với các vấn đề môi trường cụ thể (Giáo dục vì môi trường).
(Trả lời bởi datcoder)
Dựa trên các giải pháp chủ yếu cho phát triển bền vững, hãy đề xuất các hoạt động bản thân có thể làm được, nhằm góp phần phát triển bền vững (Bảng 28.2).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác giải pháp chủ yếu cho phát triển bền vững
(Trả lời bởi datcoder)
Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Hạn chế gây ô nhiễm môi trường
Bảo tồn đa dạng sinh học
Phát triển nông nghiệp bền vững
Giáo dục bảo vệ môi trường
Đề xuất các hoạt động bản thân
- Tiết kiệm điện, nước.
- Không lãng phí thức ăn.
- Tăng cường tái sử dụng và tái chế.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Tham gia trồng cây gây rừng.
- Tham gia các dự án bảo tồn động vật quý hiếm và hoang dã.
- Tìm hiểu thêm các phương pháp phát triển nông nghiệp sinh thái.
- Tham gia các dự án tìm hiểu về công nghệ sản xuất sạch.
- Trang bị kiến thức về vai trò của môi trường và các chính sách bảo vệ môi trường.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.