Bài 28: Phát triển bền vững

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 184)

Hướng dẫn giải

- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

- Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững, cần có chiến lược lâu dài, xây dựng và thực hiện có kế hoạch, phù hợp với các quốc gia, từng bước đạt được từng mục tiêu đề ra.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 184)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về sự tác động qua lại giữa kinh tế – xã hội – môi trường trong quá trình phát triển:

- Khi kinh tế phát triển bền vững sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho con người, sẽ có nguồn lực để phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; khi xã hội phát triển sẽ tạo ra lao động có chất lượng và một xã hội ổn định cho kinh tế phát triển, con người trong xã hội đó có ý thức và hành động bảo vệ môi trường; khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển.

- Nền công nghiệp hóa phát triển dẫn đến gia tăng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và gia tăng chất thải. Do đó, môi trường dần bị suy thoái. Suy thoái môi trường dẫn tới suy giảm sức khỏe, suy giảm kinh tế và gây những xáo trộn xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 185)

Hướng dẫn giải

Ngoài tài nguyên thiên nhiên, còn có tài nguyên xã hội. Ví dụ: tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm; tinh thần vượt khó, đấu tranh với thiên nhiên; truyền thống tôn sư, trọng đạo;…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 185)

Hướng dẫn giải

Ví dụ minh hoạ về những hoạt động của con người gây lãng phí và gây huỷ hoại gây lãng phí và tài nguyên:

- Lãng phí nước, gây ô nhiễm môi trường nước: mở vòi nước quá lớn khi rửa tay; vứt rác bừa bãi trên sông, hồ,…

- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên khoáng sản dẫn đến nguy cơ cạn kiệt trong tương lai, gây ô nhiễm môi trường.

- Gia tăng nguồn chất thải khó phân hủy như túi bọc thức ăn, sản phẩm đóng gói nilon.

- Lãng phí thực phẩm: mua quá nhiều thực phẩm so với nhu cầu sử dụng, sau đó vứt bỏ do hư hỏng không sử dụng hết.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục II.1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 185)

Hướng dẫn giải

Tài nguyên

Vai trò

Biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí

Nước

Cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; điều hòa khí hậu; là môi trường sống của nhiều sinh vật.

Hạn chế gây ô nhiễm; bảo vệ và phát triển rừng; chống xâm nhập mặn; sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí;…

Đất

Là nơi sinh sống, canh tác, sản xuất và làm nhà ở; cung cấp khoáng sản, nguyên vật liệu cho sản xuất; là môi trường sống của nhiều sinh vật.

Hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp; nâng cao hiệu quả sử dụng đất; bảo vệ đất, tránh thoái hóa; hạn chế gây ô nhiễm đất;…

Rừng

Cung cấp gỗ, thực phẩm, dược phẩm; là địa điểm nghiên cứu, học tập, thư giãn; là nơi ở và cung cấp thức ăn cho nhiều sinh vật; điều tiết nước và điều hòa khí hậu.

Bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên; hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp; phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; thực hiện tốt việc chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Năng lượng

Cung cấp năng lượng cho sản xuất, sinh hoạt, giao thông – vận tải,…

Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên năng lượng; bảo vệ rừng; tăng cường khai thác tài nguyên năng lượng vĩnh cửu; thay thế tài nguyên năng lượng hóa thạch bằng tài nguyên năng lượng tái tạo.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 186)

Hướng dẫn giải

Một số loại ô nhiễm môi trường theo tác nhân gây ô nhiễm: ô nhiễm rò rỉ dầu, hoá chất; ô nhiễm phóng xạ; ô nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp; ô nhiễm rác thải sinh hoạt; ô nhiễm khí thải;…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục II.2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 188)

Hướng dẫn giải

- Ý nghĩa của các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường giúp môi trường phát triển bền vững. Khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển, tạo môi trường sống cho các sinh vật phát triển.

- HS tự đánh giá về việc hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương em đang sống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 188)

Hướng dẫn giải

- Một số nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học:

Nguyên nhân

Tác động

Thay đổi về sử dụng đất và biển

Thu hẹp diện tích phân bố của sinh vật; Gây ô nhiễm môi trường; Chia nhỏ hệ sinh thái,...

Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật không kịp phục hồi.

Biến đổi khí hậu

Làm thay đổi điều kiện môi trường sống quen thuộc mà sinh vật đã thích nghi; Biến đổi khí hậu gây ra những thảm họa khác (lũ lụt; sạt lở bờ biển; xâm nhập mặn; tan băng; nước biển dâng).

Ô nhiễm môi trường

Làm môi trường biến đổi tính chất theo hướng bất lợi cho sinh vật.

Sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại

Thay đổi cấu trúc thành phần loài của quần xã, các loài vốn tồn tại không thể tồn tại, phát triển.

- Việc tạo giống mới cây trồng, vật nuôi được coi là nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học vì trong tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới, con người chỉ giữ lại những giống phù hợp với nhu cầu, lợi ích, loại bỏ dần các giống không phù hợp dẫn đến mất nguồn gene, giảm sự đa dạng. Ngoài ra, việc tạo giống mới bằng phương pháp biến đổi gene sẽ có thể gây ra những xáo trộn thành phần loài trong quần xã.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 188)

Hướng dẫn giải

Việc kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lí đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng, vì: Công tác xóa đói, giảm nghèo chính là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Nếu thực hiện tốt việc xóa đói, giảm nghèo thì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân sẽ giảm về áp lực và cường độ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 188)

Hướng dẫn giải

Sự khác biệt cơ bản giữa hình thức bảo tồn tại chỗ với hình thức bảo tồn chuyển chỗ:

- Bảo tồn tại chỗ: Bảo tồn sinh vật ngay tại nơi chúng đang sinh sống; thường áp dụng đối với các loài chưa ở mức độ rất nguy cấp; ít tốn kém. 

- Bảo tồn chuyển chỗ: Bảo tồn sinh vật ở ngoài nơi chúng đang sinh sống; thường áp dụng đối với các loài ở mức độ rất nguy cấp, đang bị tổn thương...; hình thức này khá tốn kém.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)