Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

Bài 9.8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 86)

Hướng dẫn giải

Ta có \(n\left( \Omega  \right) = C_{12}^6 = 924\). Gọi E là biến cố: “Trong 6 viên bi đó có 3 viên bi trắng, 2 viên bi đỏ và 1 viên bi đen”. Có \(C_6^3 = 20\) cách chọn 3 viên bi trắng, có \(C_4^2 = 6\) cách chọn 2 viên bi đỏ, có \(2\) cách chọn 1 viên bi đen.

Theo quy tắc nhân, ta có: \(n\left( E \right) = 20.6.2 = 240\). Vậy \(P\left( E \right) = \frac{{240}}{{924}} = \frac{{20}}{{77}}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.9 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 86)

Hướng dẫn giải

a) Sơ đồ cây

b) Từ sơ đồ cây ta có \(n\left( \Omega  \right) = 12\).

Ta có \(F = \left\{ {\left( {1,N} \right);\left( {2,N} \right);\left( {3,N} \right);\left( {4,N} \right);\left( {5,N} \right);\left( {6,N} \right)} \right\}\). Suy ra \(n\left( F \right) = 6\). Vậy \(P\left( F \right) = \frac{6}{{12}} = 0,5\).

\(G = \left\{ {\left( {1,S} \right);\left( {2,S} \right);\left( {3,S} \right);\left( {4,S} \right);\left( {5,S} \right);\left( {6,S} \right);\left( {5,N} \right)} \right\}\). Suy ra \(n\left( G \right) = 7\). Vậy \(P\left( G \right) = \frac{7}{{12}}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.10 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 87)

Hướng dẫn giải

a) Sơ đồ cây:

b) Dựa vào sơ đồ cây ta có \(n\left( \Omega  \right) = 8\).

Gọi F là biến cố: “Hai bạn vào quán X, bạn còn lại vào quán Y”.

Ta có \(F = \left\{ {XXY;XYX;YXX} \right\}\). Suy ra \(n\left( F \right) = 3\). Vậy \(P\left( F \right) = \frac{3}{8}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.11 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 87)

Hướng dẫn giải

Gọi F là biến cố “ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm”.

Biến cố \(\overline F \) là “ Cả hai con xúc xắc đều không xuất hiện mặt 6 chấm”.

Ta có \(n\left( \Omega  \right) = 36\) và \(\overline F  = \left\{ {\left( {i;j} \right),1 \le i;j \le 5} \right\}\) do đó \(n\left( {\overline F } \right) = 25\).

Vậy \(P\left( {\overline F } \right) = \frac{{25}}{{36}}\) nên \(P\left( F \right) = 1 - \frac{{25}}{{36}} = \frac{{11}}{{36}}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.12 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 87)

Hướng dẫn giải

Các kết quả có thể của kiểu gen ứng với màu hạt của cây con là 4 nhánh cây \(AA,{\rm{A}}a,aA,Aa\).

Các kết quả có thể của kiểu gen ứng với dạng hạt của cây con là 4 nhánh cây \(BB,Bb,bB,bb\).

Vậy theo quy tắc nhân, số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega  \right) = 4.4 = 16\).

Gọi \(E\) là biến cố: “Cây con có hạt màu vàng và trơn”.

Cây con có hạt màu vàng và trơn khi và chỉ khi trong kiểu gen màu hạt có ít nhất một gen trội A và trong kiểu gen hình dạng hạt có ít nhất một gen trội B. Do đó \(E=\{(AA,BB);\)\((AA,Bb); \)\( (AA,bB); \)\( (Aa,BB); \)\( (Aa;Bb); \)\( (Aa;bB); \)\( (aA;BB); \)\( (aA;Bb); \)\( (aA;bB)\}\).

Vậy \(P\left( E \right) = \frac{9}{{16}}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)