Bài 26: Sự nở vì nhiệt

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng chênh lệch chiều cao của Tháp Eiffel giữa mùa đông và mùa hè có thể được giải thích bằng các yếu tố như sự co giãn và giãn nở của vật liệu và ảnh hưởng của nhiệt độ.

Tháp Eiffel được làm bằng thép, một vật liệu có tính chất co giãn và giãn nở theo nhiệt độ. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp hơn so với mùa hè, làm cho vật liệu co lại và chiều cao của Tháp Eiffel giảm đi khoảng 17 cm. Trong khi đó, vào mùa hè, nhiệt độ cao hơn, vật liệu giãn nở và chiều cao của Tháp Eiffel tăng lên.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong (acc...)
Thảo luận (2)

Thí nghiệm (SGK Cánh diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

- Dựa vào thí nghiệm, kết quả tham khảo: thanh đồng tăng khoảng 1.8mm còn thanh nhôm tăng khoảng 2,4mm.

- Độ tăng chiều dài của thanh nhôm lớn hơn.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong (acc...)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

- Khi nhận thêm năng lượng nhiệt, kích thước của vật lớn hơn kích thước ban đầu.

- Khi mất bớt năng lượng nhiệt, kích thước của vật nhỏ hơn kích thước ban đầu.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong (acc...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 124)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Chiều cao của tháp Eiffel vào mùa hè lớn hơn. Vì vào mùa hè, nhiệt độ cao hơn, vật liệu giãn nở và chiều cao của Tháp Eiffel tăng lên.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm (SGK Cánh diều - Trang 125)

Hướng dẫn giải

Mực chất lỏng ở mỗi bình sẽ tăng dần theo thứ tự: Nước, dầu, rượu.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong (acc...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 125)

Hướng dẫn giải

Chất lỏng và chất khí đều có tính chất nở khi được nhiệt độ tăng lên. Tính chất này được gọi là sự giãn nở nhiệt độ hoặc sự mở rộng nhiệt độ.

Khi một chất lỏng hay khí được nhiệt độ tăng lên, các phân tử bên trong chất này bắt đầu di chuyển nhanh hơn, gây ra sự chuyển động nhiều hơn và tạo áp suất lên các vách chứa chất này. Áp suất này sẽ tạo ra một lực đẩy lên các bề mặt của vách chứa, dẫn đến việc chất này nở ra.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong (acc...)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 125)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Quan sát thí nghiệm ta thấy: Mực chất lỏng ở bình rượu tụt thấp hơn mực chất lỏng ở bình dầu, mực chất lỏng ở bình dầu tụt thấp hơn mực chất lỏng ở bình nước.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 125)

Hướng dẫn giải

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 126)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Khinh khí cầu. Những chiếc khinh khí cầu có thể bay lên nhờ không khí khi được đốt nóng giãn nở ra. Khiến cho khinh khí cầu nhẹ hơn và có thể bay lên cao.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh diều - Trang 126)

Hướng dẫn giải

- Nếu làm nóng thanh như ở hình 26.5b thì thanh kim loại sẽ cong lên.

- Lắp thanh vào mạch điện hình 26.5c, sau đó làm nóng thanh thì có hiện tượng băng kép cong về phía thanh nở ít hơn, vì vậy thanh kép được sử dụng để đóng ngắt tự động mạnh điện khi nhiệt độ thay đổi

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong (acc...)
Thảo luận (1)