Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 113)

Hướng dẫn giải

- Rau, quả cất giữ trong tủ lạnh lại lâu hỏng hơn so với rau, quả để ngoài không khí vì: Nhiệt độ ở trong tủ lạnh thấp hơn so với nhiệt độ bên ngoài → giảm quá trình hô hấp tế bào của rau, quả → giảm sự phân giải các hợp chất hữu cơ → rau, quả lâu hỏng hơn.

- Muốn cất giữ các loại hạt được lâu lại phải phơi khô mà không để ẩm vì:

+ Ở nhiệt độ thường, khi có độ ẩm (hơi nước) cao thì sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh gây giảm sút về khối lượng và chất lượng các loại hạt.

+ Để bảo quản ta cần đưa cường độ hô hấp của nông sản xuống mức tối thiểu bằng cách điều chỉnh các yếu tố của môi trường (độ ẩm,…)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 113)

Hướng dẫn giải

Từ bảng trên ta thấy hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp của hạt: Khi hàm lượng nước tăng thì cường độ hô hấp của hạt sẽ tăng lên rất nhanh.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 113)

Hướng dẫn giải

Trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng để tạo điều kiện thuận lợi cho oxygen khuếch tán vào trong đất giúp rễ cây hấp thụ được oxygen một cách dễ dàng → Khi rễ hấp thụ được oxygen, oxygen sẽ là nguyên liệu để thực hiện quá trình hô hấp tế bào giúp tạo ra năng lượng để rễ thực hiện chức năng hấp thụ nước và muối khoáng cung cấp cho cây. Nhờ đó, cây có thể sinh trưởng và phát triển được tốt hơn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 114)

Hướng dẫn giải

 Ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa vì ban đêm cây chỉ diễn ra quá trình hô hấp nên ban đêm cây chỉ thải khí CO2, hấp thụ khí O2 từ môi trường, dẫn đến nồng độ khí CO2 trong phòng tăng lên; nồng độ O2 giảm xuống và gây nên tình trạng khó thở cho con người.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Để bảo quản nông sản cần đưa cường độ hô hấp về mức tối thiểu. Nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide đều là các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào (với nồng độ thích hợp sẽ tăng cường hô hấp tế bào, với nồng độ không thích hợp sẽ làm ức chế hô hấp tế bào). Do đó, để bảo quản nông sản, người ta phải điều chỉnh các yếu tố này ở mức ức chế cường độ hô hấp tối đa:

- Giảm hàm lượng nước trong tế bào xuống mức tối thiểu: Giảm hàm nước lượng trong tế bào sẽ không có nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng hô hấp tế bào xảy ra → Cường độ hô hấp tế bào giảm.

- Giảm nhiệt độ bảo quản: Nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm hoạt tính của các enzyme xúc tác cho các phản ứng hô hấp tế bào xảy ra → Cường độ hô hấp tế bào giảm.

- Tăng nồng độ khí carbon dioxide: Nồng độ khí CO2 từ 3% đến 5% sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào diễn ra.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Một số biện pháp bảo quản nông sản:

- Bảo quản trong nhiệt độ thấp: Bảo quản các loại thực phẩm trong tủ lạnh, bảo quản trong kho lạnh,…

- Bảo quản trong điều kiện hàm lượng nước thấp: Sấy khô, phơi khô các loại hạt như lúa, ngô,…

- Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao: Bảo quản rau, quả trong các kho có điều kiện nồng độ khí carbon dioxide.

- Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp (bảo quản bằng cách hút chân không thịt, cá,…)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 115)

Hướng dẫn giải

1. Khi vào phòng kín có hàm lượng carbon dioxide cao em cần lưu ý:

- Hít thở đều, tìm mở ngay các cửa trong phòng giúp không khí lưu thông.

2. Không nên bảo quản rau quả tươi ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0°C vì:

- Khi bảo quản quá lạnh sẽ khí lượng nước trong tế bào bị đóng băng, phá vỡ cấu trúc của tế bào, khiến khi rã đông thực phẩm sẽ mất đi độ tươi ngon và giảm hàm lượng chất dinh dưỡng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)