Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 133)

Hướng dẫn giải

Tham khảo@

 

- Tác động thuận lợi:

+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Ngoài ra, đường bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và đặc biệt Trung Quốc có thể giao lưu văn hóa kinh tế xã hội với các nước trong khu vực đông á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.

+ Vị trí gần biển chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão.

+ Khu vực đồi núi giao thông đi lại khó khăn, khu vực đồng bằng ngập lụt vào mùa lũ.

+ Dân cư đông gây sức ép về các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 133)

Hướng dẫn giải

*Đặc điểm

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Trung Quốc có diện tích đất khoảng 9,6 triệu km2.

+ Phần lãnh thổ trên đất liền của Trung Quốc kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 53°B và từ khoảng kinh độ 73°Đ đến kinh độ 135°Đ.

+ Trung Quốc có vùng biển rộng lớn thuộc các biển Hoàng Hải, Hoa Đông… thuộc Thái Bình Dương và các đảo, quần đảo.

- Vị trí địa lí:

+ Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á.

+ Trung Quốc tiếp giáp với 14 nước (ở phía bắc, phía tây và phía nam) và có đường biên giới trên đất liền dài hơn 21000 km.

+ Phía đông Trung Quốc tiếp giáp với biển.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Câu hỏi (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 134)

Hướng dẫn giải

a) Địa hình và đất đai

♦ Trung Quốc có nhiều dạng địa hình như đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, núi cao,...

♦ Địa hình Trung Quốc cao dần từ đông sang tây. Có thể dựa vào đường kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới tương đối để phân chia 2 miền địa hình khác nhau:

- Miền Đông:

+ Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, từ bắc xuống nam lần lượt là các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam với tổng diện tích hơn 1 triệu km2. Các đồng bằng được những con sông lớn bồi tụ nên có đất phù sa màu mỡ, dân cư tập trung đông, nông nghiệp trù phú.

+ Phía đông nam của miền này có địa hình đồi núi thấp, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.

- Miền Tây:

+ Có địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn như dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya), dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Ta-rim,...

+ Miền này có đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

=> Điều kiện tự nhiên ở miền Tây Trung Quốc không thuận lợi cho hoạt động sản xuất, chỉ một số nơi có thể phát triển nghề rừng và có đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

b) Khí hậu

♦ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt, ngoài ra, khí hậu còn phân hóa theo chiều đông - tây và phân hóa theo đai cao.

- Phân hóa theo chiều đông - tây:

+ Miền Đông có khí hậu gió mùa: lượng mưa trung bình năm từ 750 mm đến 2000 mm, mưa nhiều vào mùa hè. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều bắc - nam, phía bắc có nhiệt độ và lượng mưa thấp hơn phía nam.

+ Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, lượng mưa ít, nhiều nơi dưới 100 mm/năm, nhiệt độ có sự chênh lệch giữa ngày và đêm, giữa các mùa khá lớn.

- Phân hóa theo đai cao: Trung Quốc còn có kiểu khí hậu núi cao, hình thành trên các sơn nguyên và núi cao từ 2000 - 3000 m trở lên. Ở các khu vực này về mùa đông rất lạnh, có băng tuyết bao phủ, mùa hạ mát và thời tiết hay thay đổi.

♦ Nhìn chung, khí hậu ở miền Đông ôn hoà hơn so với miền Tây nên có nhiều thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.

c) Sông, hồ

- Trung Quốc có nhiều sông và hồ lớn, phần lớn các sông đều bắt nguồn từ miền núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang,..

+ Ở miền Tây, các sông có giá trị lớn về thuỷ điện;

+ Ở miền Đông, sông có nhiều giá trị về thuỷ lợi, cung cấp nước cho sản xuất, nông nghiệp, phát triển giao thông, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

- Trung Quốc có nhiều hồ tự nhiên, tạo nên phong cảnh đẹp như hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam), Thái Hồ (tỉnh Giang Tô),... Các hồ không chỉ có giá trị thuỷ lợi mà còn giúp phát triển du lịch ở các địa phương.

d) Sinh vật

- Trung Quốc có tài nguyên rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng và quý hiếm.

- Thảm thực vật có sự phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây, từ rừng cận nhiệt đới ẩm ở phía nam đến rừng lá rộng và rừng lá kim ở phía bắc; phía tây là thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

- Trung Quốc coi trọng việc trồng rừng và bảo vệ rừng, nhờ đó diện tích rừng tăng lên đáng kể trong những năm qua.

e) Khoáng sản

- Trung Quốc có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng hàng đầu thế giới, có giá trị cao trong công nghiệp như: than (1500 tỉ tấn), dầu mỏ (3 tỉ tấn), khí tự nhiên (200 tỉ m3), quặng sắt (5 tỉ tấn).

- Các mỏ kim loại màu cũng rất phong phú như đồng, chì, kẽm, bô-xít, thiếc, von-phram,... Ngoài ra, Trung Quốc còn có các mỏ muối kali, photphat, graphit và nhiều vùng núi đá vôi.

=> Tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú, tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp khai khoáng và là nguyên liệu quan trọng cho xuất khẩu.

g) Biển

- Trung Quốc có vùng biển rộng, mở ra Thái Bình Dương. Thuận lợi để Trung Quốc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.

- Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển:

+ Tài nguyên sinh vật biển phong phú với trên 20.000 loài, nhiều ngư trường rộng lớn.

+ Dọc bờ biển có nhiều vịnh biển có thể xây dựng hải cảng phát triển giao thông vận tải biển.

+ Vùng biển có nhiều tiềm năng khí tự nhiên.

Tham khảo@

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 136)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Đặc điểm dân cư và xã hội

♦ Đặc điểm dân cư:

Quy mô dân số: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:

+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).

+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).

+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.

♦ Đặc điểm xã hội:

- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.

- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%.

- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).

- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 138)

Hướng dẫn giải

Miền Đông:

Địa hình: Đồng bằng châu thổ rộng lớn (Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc), đồi thấp phía tây.

Miền Tây:

Địa hình: Núi cao (Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn), cao nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Duy Ngỗ Nhĩ, Tarim), hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn(Tacla Macan, Alaxan).

(Trả lời bởi Huỳnh lê thảo vy)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 138)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Về quy mô dân số:

+ Trung Quốc là nước có dân số đông nhất thế giới với hơn 1.43 tỉ người (năm 2020)

- Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2020, dân số Trung Quốc tăng dần qua các năm, trong đó, tăng nhanh nhất trong những năm 1990 - 2000. Cụ thể là:

▪ Từ 1990 - 2000, tăng: 113,7 triệu người

▪ Từ 2000 - 2010, tăng: 78,2 triệu người.

▪ Từ 2010 - 2020, tăng: 70,5 triệu người.

- Về tỉ lệ gia tăng dân số: trong cả giai đoạn 1990 - 2020, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc có xu hướng giảm (từ 1.82% năm 1990, xuống còn 0.39% năm 2020).

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 138)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Vào năm 1987, Vạn Lý Trường Thành trở thành di sản thế giới do UNESCO công nhận. Ngoài ra, nó cũng nằm trong “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế Giới”.

Có thể nói Vạn Lý Trường Thành là kỳ quan nhân tạo vĩ đại nhất của Trung Quốc. Nó cũng có ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa nơi đây.

Trường thành đi qua 7 điểm chính là: Sơn Hải Quan, Gia Dục Quan, Nương Tử Quan, Ngọc Môn Quan, Biển Đẩu Quan, Nhạn Môn Quan và Cư Dung Quan.
Sơn Hải Quan: Đây là cửa ải đầu tiên. Nằm giáp giữa 2 tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh. Nếu bạn đứng ở nơi đây vừa có thể ngắm được toàn cảnh biển và núi. Nên cái tên Sơn Hải Quan vì thế mà được tạo thành.
Gia Dục Quan: hay còn biết với tên khác là Hòa Bình Quan. Đây là cửa ải nằm phía tây của Trường Thành thuộc thành phố Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc.
Nương Tử Quan: hay Vi Trạch Quan. Nơi đây có địa thế hiểm trở, núi non hùng vĩ, dễ phòng thủ nhưng khó tấn công. Nên nó còn được mệnh danh là “Tam tấn môn hộ”. Cái tên Nương Tử Quan bắt nguồn từ sự tích về cô công chúa Bình Dương – con gái thứ ba của Lý Uyên. Từng dẫn hàng vạn tướng sĩ đứng canh giữ ở cửa ải này. Cô công chúa có võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa có tên “Nương Tử Quân”. Do vậy, cái tên cửa ải này bắt nguồn từ đây. Nương Tử Quan thuộc huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây.
Ngọc Môn Quan: Thuộc huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Cái tên Ngọc Môn Quan bắt nguồn do: tất cả đá, ngọc sản xuất tại Tân Cương thời đó đều phải đi qua ải này.
Biển Đầu Quan: Thuộc huyển Biển Đầu, Tỉnh Sơn Tây. Khu vực này đất đồi không bằng phẳng, phía tây thấp – phía đông cao. Do đó, mới có tên là “Biểnn Đầu Quan”.
Nhạn Môn Quan: Nằm trên thung lũng ở huyện Đại, thuộc tỉnh Sơn Tây. Nơi đây có địa hình hùng tráng. Hai bên đều là vách núi dựng đứng. Chỉ có con nhạn (con én) mới bay dọc theo thung lũng mà qua cửa ải được. Do đó, cửa ải này mới có tên là “Nhạn Môn Quan”.
Cư Dung Quan: thuộc Xương Bình, nằm ở ngoại ô Bắc Kinh.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)