Bài 24. Sinh thái học quần thể

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

- Ưu thế: đảm bảo hiệu quả săn mồi, tăng hiệu quả sinh sản và bảo vệ con non, duy trì và bảo vệ được lãnh thổ,…

- Bất lợi: nếu số lượng cá thể của quần thể vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường thì sẽ dẫn tới cạnh tranh nơi ở, thức ăn, sinh sản khiến các cá thể tiêu tốn năng lượng, khả năng sinh trưởng và sinh sản giảm; nếu xuất hiện dịch bệnh, các con trong đàn dễ lây nhiễm cho nhau;…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục I (SGK Cánh Diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

- Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ:

+ Các cây tre sống thành bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc.

+ Các cây thông nhựa sống gần nhau có hiện tượng liền rễ giúp sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ.

+ Sư tử hỗ trợ lẫn nhau khi săn mồi, nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.

+ Cá mòi tập trung thành đàn lớn để tránh sự săn mồi của cá mập.

- Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh:

+ Các cây trong rừng mọc quá dày sẽ cạnh tranh nhau về ánh sáng, nguồn nước, chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.

+ Các con sư tử đực tranh giành nhau lãnh thổ.

+ Hải tượng phương nam (Mirounga leonina) đực đánh nhau giành con cái.

+ Cá pecca châu Âu (Perca fluviatilis) ăn thịt đồng loại có kích thước nhỏ hơn, thậm chí là con mình để tồn tại.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục I (SGK Cánh Diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đào thải những cá thể yếu kém, giữ lại những cá thể khoẻ mạnh, cân bằng giữa số lượng cá thể và khả năng cung cấp của môi trường. Vì vậy, cạnh tranh cùng loài là động lực phát triển của quần thể chứ không dẫn đến sự suy vong.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục II (SGK Cánh Diều - Trang 133)

Hướng dẫn giải

Có thể dựa vào kích thước quần thể để đánh giá mức độ ổn định và tiềm năng phát triển của quần thể vì:

- Quần thể có thể tồn tại và phát triển ổn định trong khoảng giữa kích thước tối đa và kích thước tối thiểu.

- Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy vong do giảm hiệu quả sinh sản, tăng giao phối cận huyết và giảm hỗ trợ giữa các cá thể.

- Nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa, cạnh tranh gay gắt xảy ra dẫn đến giảm kích thước quần thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục II (SGK Cánh Diều - Trang 133)

Hướng dẫn giải

Xu hướng tăng trưởng trong tương lai của từng quần thể trong Hình 24.6:

- Quần thể a: Phần trăm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ lớn, điều này cho thấy quần thể này sẽ tăng trưởng nhanh trong tương lai do tỉ lệ sinh sản cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong.

- Quần thể b: Phần trăm của cả 3 nhóm tuổi đều xấp xỉ như nhau, cho thấy quần thể này đang có xu hướng phát triển ổn định do tỉ lệ sinh sản xấp xỉ với tỉ lệ tử vong.

- Quần thể c: Phần trăm tuổi sau sinh sản cao hơn so với hai nhóm tuổi còn lại, cho thấy quần thể sẽ có sự suy giảm trong tương lai do tỉ lệ sinh không đủ bù đắp cho tỉ lệ tử vong.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục III (SGK Cánh Diều - Trang 134)

Hướng dẫn giải

Điểm

phân biệt

Tăng trưởng

theo tiềm năng sinh học

Tăng trưởng

trong môi trường

có nguồn sống giới hạn

Đặc điểm

môi trường sống

Nguồn sống vô hạn và các nhân tố vô sinh luôn đạt cực thuận.

Nguồn sống giới hạn, nhân tố vô sinh có thể biến đổi bất lợi.

Mức tăng số lượng cá thể qua mỗi thế hệ

Tăng không ngừng theo cấp số mũ → Đường cong tăng trưởng có hình chữ J.

 

Tăng trưởng gần giống cấp số mũ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian đầu; khi kích thước quần thể tăng đến một mức nhất định (điểm uốn) thì tăng trưởng dần chậm lại, kích thước quần thể càng lớn thì tăng trưởng càng chậm → Đường cong tăng trưởng có hình chữ S.

Giới hạn kích thước quần thể

Không có giới hạn kích thước quần thể.

Kích thước quần thể thực tế chỉ tăng đến một giới hạn nhất định và dao động quanh ngưỡng sức chứa của môi trường.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục III (SGK Cánh Diều - Trang 134)

Hướng dẫn giải

Trước thế kỷ XVII, tốc độ tăng dân số của loài người diễn ra chậm chủ yếu do các yếu tố sau:

- Kĩ thuật y tế và vệ sinh y tế lạc hậu: Con người không có nhiều phương pháp để chữa bệnh, kháng sinh cũng chưa xuất hiện nên con người không thể chống chịu lại các bệnh tật cùng với các rủi ro khi sinh con khiến tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử vong cao.

- Sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp lạc hậu: Các sản phẩm nông nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều từ các điều kiện môi trường, khiến năng suất thu được thấp, nạn đói kéo dài cũng trở thành một yếu tố kiểm soát dân số.

- Chiến tranh và xung đột: Các xung đột và cuộc chiến tranh thường xuyên xảy ra, gây ra tỉ lệ tử vong cao.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục IV (SGK Cánh Diều - Trang 135)

Hướng dẫn giải

Một số ví dụ về hoạt động khai thác tài nguyên của con người gây ra sự biến động đột ngột số lượng cá thể của quần thể sinh vật:

- Tê giác Sumatra (tê giác hai sừng) gần như tuyệt chủng do bị săn bắn để lấy sừng.

- Chim gõ kiến mỏ ngà tuyệt chủng do tình trạng khai thác rừng già tại miền Nam nước Mỹ đã phá hủy môi trường sống của chúng.

- Cá heo sông Trung Quốc (cá heo sông Dương Tử), cá tầm thìa tuyệt chủng vì sự công nghiệp hóa, đánh bắt quá mức, thủy điện, giao thông thủy ở khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc).

- Hải cẩu Caribe tuyệt chủng vì sự săn bắn của con người lấy mỡ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục IV (SGK Cánh Diều - Trang 135)

Hướng dẫn giải

Ở Việt Nam, ếch, nhái phát triển mạnh về mùa mưa và suy giảm số lượng vào mùa khô vì:

- Ếch, nhái là những loài lưỡng cư, sống vừa ở nước vừa ở cạn. Vào mùa mưa, nước dâng cao tạo ra nhiều vùng đất ngập nước, không khí mát mẻ, độ ẩm thích hợp cùng với đó là nguồn thức ăn (côn trùng) phong phú. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho loài ếch, nhái sinh sản và phát triển.

- Ngược lại, vào mùa khô, điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao khiến nhiều ao hồ, đầm lầy bị thu hẹp, đồng thời, độ ẩm môi trường giảm, nguồn thức ăn của ếch nhái trở nên khan hiếm gây khó khăn cho việc sinh sống và sinh sản của ếch nhái.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục V (SGK Cánh Diều - Trang 136)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về ứng dụng các hiểu biết về quần thể trong chăn nuôi và trồng trọt:

- Ứng dụng mật độ cá thể để trồng cây với mật độ hợp lí: Mật độ cấy tối ưu của giống lúa thuần VNR20 ở Bắc Trung Bộ trong vụ Xuân (tháng 1) là 45 - 50 khóm/m2 với 2 – 3 cây/khóm; mật độ trồng thanh long khoảng 900 – 1 100 trụ/ha với cây cách cây 3 – 3,5 m, hàng cách hàng 3 – 3,5 m.

- Ứng dụng mật độ cá thể trong từng giai đoạn để thiết kế chuồng trại, ao nuôi phù hợp: Ao nuôi cá tra cần có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu nước 1,5 – 2 m, mật độ cá giống 15 – 20 con/m2; tôm thẻ chân trắng khi nuôi với mật độ quá cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh đốm đen, bệnh đốm trắng.

- Điều chỉnh tỉ lệ giới tính để tăng hiệu quả đàn nuôi: Nuôi bò lấy sữa cần tăng tỉ lệ bò cái, nuôi để lấy thịt cần tăng tỉ lệ bò đực.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)