Bài 23. Năng lượng. Công cơ học

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 91)

Hướng dẫn giải

- Trong các động tác nâng tạ đã có sự truyền năng lượng từ năng lượng hóa học do con người nạp từ thức ăn sang đòn tạ và có sự chuyển hóa năng lượng từ hóa năng thành động năng của quả tạ thành thế năng quả tạ.

- Động tác đang nâng tạ ở hình 2 và hình 3 là thực hiện công, động tác chuẩn bị nâng tạ hình 1 và giữ tạ của vận động viên ở hình 2 không thực hiện công.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 91)

Hướng dẫn giải

1. Khi đun nước bằng ấm điện thì năng lượng điện từ dòng điện truyền sang ấm điện và có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành nhiệt năng để làm nóng nước. Ngoài ra chuyển hóa một phần thành động năng làm các phân tử nước chuyển động, năng lượng âm thanh khi nước sôi phát ra

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (3)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 92)

Hướng dẫn giải

a) Điện năng thành nhiệt năng: đun nước bằng ấm điện, sử dụng bàn là điện, máy sấy tóc,...

b) Nhiệt năng thành điện năng: một số máy móc năng lượng địa nhiệt, nhiệt điện đại dương,...

c) Quang năng thành điện năng: máy năng lượng mặt trời

d) Quang năng chuyển hóa thành hóa năng: bắn pháo hoa

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 93)

Hướng dẫn giải

a) Động cơ điện đưa vật nặng chuyển động từ dưới đất lên cao

Khi kéo vật lên cao, lực kéo đã làm vật từ trạng thái đứng yên (v = 0; Wđ = 0) sang trạng thái chuyển động (vận tốc tăng, động năng tăng). Động năng của vật nhận được năng lượng từ lực kéo của ròng rọc truyền sang.

=> Đã có sự truyền năng lượng bằng cách thực hiện công.

b) Hỗn hợp xăng và không khí trong xilanh bị đốt cháy đẩy pittông chuyển động.

Khi đốt cháy, pittông chuyển động, chứng tỏ nhiệt năng đã chuyển hóa thành động năng. Động năng của pittông nhận được là do pittông đã nhận được năng lượng nhiệt từ xilanh.

=> Đã có sự truyền năng lượng bằng cách thực hiện công.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 93)

Hướng dẫn giải

1.

- Trong các động tác nâng tạ đã có sự truyền và chuyển hóa từ động năng sang thế năng

- Động tác nâng tạ là thực hiện công, động tác đứng lên của vận động viên không thực hiện công

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 95)

Hướng dẫn giải

1.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật

a)

 

Ta thấy \(0 < \alpha  < {90^0}\)

=> Trọng lực tác dụng lên ô tô sinh công phát động

b)

 

Ta thấy \({90^0} < \alpha  < {180^0}\)

=> Trọng lực tác dụng lên ô tô sinh công cản

c)

 

Ta thấy \(\alpha  = {90^0}\)

=> Trọng lực tác dụng lên ô tô không sinh công.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Em có thể? (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 95)

Hướng dẫn giải

- Mô hình minh họa định luật bảo toàn năng lượng

Dụng cụ: một viên bi, hai thanh kim loại nhẵn, hai giá đỡ có vít điều chỉnh độ cao.

Chế tạo: Dùng hai thanh kim loại uốn thành đường ray và gắn lên giá đỡ để tạo được mô hình như hình bên.

Thí nghiệm:

+ Thả viên bi từ điểm A trên đường ray.

+ Kiểm chứng xem viên bi có lên được điểm D không?

Kết quả:

+ Viên bi lên gần tới điểm D. Vì:

+ Do trong quá trình viên bi di chuyển từ điểm A trên đường ray, có sự ma sát giữa viên bi và đường ray làm cho cả viên bi và đường ray nóng lên, đồng thời phát ra âm thanh.

+ Năng lượng dự trữ (thế năng trọng trường của viên bi tại điểm A) được chuyển hóa thành động năng để viên bi di chuyển lên gần tới điểm D và một phần năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng và năng lượng âm thanh.

Chứng tỏ năng lượng được bảo toàn, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

- Giải thích:

+ Khi một vật chuyển động lên dốc, công của trọng lực là công cản. Vì thành phần \(\overrightarrow{P_x}\) của \(\overrightarrow{P}\) lên phương chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động, làm cản trở chuyển động của vật.

+ Khi một vật chuyển động xuống dốc, công của trọng lực là công phát động. Vì thành phần \(\overrightarrow{P_x}\) của \(\overrightarrow{P}\) lên phương chuyển động cùng chiều với chiều chuyển động.

+ Khi một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, trọng lực không thực hiện công. Vì trọng lực vuông góc với phương chuyển động.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)