Các thiết bị điện thông thường mà chúng ta dùng hằng ngày đều có các điện trở. Vậy điện trở đặc trưng cho tính chất nào của vật dẫn và tại sao một vật dẫn lại có điện trở?
Các thiết bị điện thông thường mà chúng ta dùng hằng ngày đều có các điện trở. Vậy điện trở đặc trưng cho tính chất nào của vật dẫn và tại sao một vật dẫn lại có điện trở?
Hãy nhận xét về tỉ số \(\dfrac{U}{I}\) đối với từng vật dẫn X và vật dẫn Y.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Tỉ số \(\dfrac{U}{I}\) đối với từng vật dẫn X và vật dẫn Y là không đổi.
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Đối với hai vật dẫn X và vật dẫn Y thì tỉ số \(\dfrac{U}{I}\) có khác nhau không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTỉ số \(\frac{U}{I}\) ở mỗi vật dẫn là khác nhau vì điện trở của mỗi loại vật dẫn khác nhau
R = \(\frac{U}{I}\)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nếu đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu vật dẫn X và vật dẫn Y thì cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn nào có giá trị nhỏ hơn?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVật dẫn nào có tỉ số \(\frac{U}{I}\)lớn hơn thì khi đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu vật dẫn cường độ dòng điện sẽ nhỏ hơn. (Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Đường đặc trưng vôn-ampe của điện trở có đặc điểm gì? Đặc điểm này nói lên điều gì về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Đường đặc trưng vôn-ampe của điện trở có dạng là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ và hướng lên.
Đặc điểm này cho biết hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau.
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Độ dốc của đường đặc trưng vôn-ampe của điện trở liên quan đến điện trở như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐộ dốc càng lớn thì điện trở thuần càng nhỏ vì độ dốc:
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
\(k=tan\alpha=\dfrac{I}{U}=R\)
Vận dụng công thức I = Snve để giải thích tại sao điện trở R của vật dẫn kim loại lại phụ thuộc vào chiều dài ℓ, tiết diện S và điện trở suất ρ của dây theo công thức R = \(\dfrac{\text{ρ}l}{S}\).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTa có: I = Snve
U = E.l
\(\rho = \frac{E}{J} = \frac{{ES}}{I} = \frac{{ES}}{{Snve}} = \frac{E}{{nve}}\) với J là mật độ dòng điện J = \(\frac{I}{S}\)(A/m2)
Từ R = \(\frac{U}{I}\) ⇒ R = \(\frac{{E.l}}{{Snve}} = \rho \frac{l}{S}\)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Từ kết quả thí nghiệm em rút ra nhận xét gì về sự phụ thuộc của nhiệt điện trở NTC vào nhiệt độ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQuan sát kết quả ta thấy giá trị điện trở nhiệt NTC tỉ lệ nghịch với nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm, khi nhiệt độ giảm thì điện trở tăng
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Hai đồ thị trong Hình 23.9a, b mô tả đường đặc trưng vôn - ampe của một dây kim loại ở hai nhiệt độ khác nhau t1 và t2.
a) Tính điện trở của dây kim loại ứng với mỗi nhiệt độ t1 và t2.
b) Dây kim loại ở đồ thị nào có nhiệt độ cao hơn?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Hình 23.10a có U = 20V, I = 0,4A
\(R=\dfrac{U}{I}=\dfrac{20}{0,4}=50\Omega\)
Hình 23.10b có U = 12V, I = 0,3A:
\(R=\dfrac{U}{I}=\dfrac{12}{0,3}=40\Omega\)
b) Điện trở ở hình 23.10a lớn hơn hình 23.10b nên nhiệt độ ở hình 23.10b lớn hơn.
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Đồ thị Hình 23.10 thể hiện đường đặc trưng vôn - ampe của hai linh kiện là dây tóc bóng đèn và dây kim loại.
a) Xác định đường nào là của dây tóc bóng đèn, đường nào là của dây kim loại.
b) Xác định hiệu điện thế mà tại đó dây tóc bóng đèn và dây kim loại có điện trở như nhau.
c) Xác định điện trở ứng với hiệu điện thế xác định được ở câu b.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Đường X là của dây tóc bóng đèn vì đường X là đường cong đi qua gốc tọa độ đường Y là của dây kim loại vì đường Y là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
b) Vị trí giao nhau của đường X và Y có giá trị điện trở như nhau tại đó hiệu điện thế có giá trị U = 8V
c) Tại vị trí trên có giá trị cường độ dòng điện I = 3,2A
R = \(\frac{U}{I}\) =\(\frac{8}{{3,2}}\)= 2,5(Ω)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)