Phân biệt mối quan hệ cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật, ký sinh, ức chế giữa các loài sinh vật.
Phân biệt mối quan hệ cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật, ký sinh, ức chế giữa các loài sinh vật.
Lấy ví dụ về quan hệ cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật, kí sinh và ức chế - cảm nhiễm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVí dụ:
- Quan hệ cạnh tranh: Sự cạnh tranh về nguồn sống giữa cây trồng và cỏ, linh cẩu và sư tử cạnh tranh nhau nguồn thức ăn.
- Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác: trâu ăn cỏ, chim ăn côn trùng.
- Quan hệ kí sinh: Giun, sán sống kí sinh ở người và động vật; nấm kí sinh trên cơ thể côn trùng.
- Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: Hiện tượng tảo nở hoa (tảo phát triển quá mức) đã làm cho các loài động vật thuỷ sinh như tôm, cua, cá bị chết.
(Trả lời bởi datcoder)
Sự xuất hiện của loài ngoại lai có những ảnh hưởng gì đến các loài sinh vật bản địa.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi di nhập vào môi trường mới, không còn chịu sự kiểm soát của các tác nhân gây bệnh và các loài cạnh tranh, nếu điều kiện sinh thái phù hợp thì các loài ngoại lai sẽ thích nghi, sinh trưởng và phát triển thành một loài mới của quần xã. Chúng cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi ở và không gian hoạt động, thậm chí chúng có thể lấn át loài bản địa và trở thành loài ưu thế. Sự xuất hiện của loài ngoại lai sẽ làm thay đổi cấu trúc dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phân bố, độ đa dạng của quần xã và dẫn tới sự hình thành một trạng thái cân bằng mới.
(Trả lời bởi datcoder)
Kể tên một số loài sinh vật ngoại lai, nêu tác động của các loài đó đến quần xã sinh vật bản địa.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số loài sinh vật ngoại lai: bèo tây, ốc bươu vàng
Tác động:
- Cây bèo tây (lục bình) (Eichhornia crassipes) là loài di nhập vào Việt Nam, chúng đã thích nghi và phát triển khắp từ miền Bắc vào miền Nam, từ các thủy vực nước ngọt đến vùng nước lợ và trở thành loài ưu thế nêu không có sự kiểm soát của con người.
- Việc nhập nội ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) vào Việt Nam đã ảnh hưởng không tốt đến các loài bản địa. Ốc bươu vàng có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, cạnh tranh với các loài ốc bản địa đồng thời sử dụng nhiều loài cây khác nhau như rau, bèo, thậm chí cả lá lúa làm thức ăn. Ốc bươu vàng đã bùng phát và trở thành loài ưu thế. Sự bùng phát của ốc bươu vàng không những làm suy giảm cấu trúc quần xã sinh vật bản địa mà còn gây thiệt hại cho nền nông nghiệp Việt Nam.
(Trả lời bởi datcoder)
Nêu một số biện pháp bảo vệ quần xã sinh vật đang được thực hiện tại địa phương em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCon người đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ quần xã sinh vật như:
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. - Bảo vệ rừng và cẩm săn bắt động vật hoang dã.
- Bảo vệ và phục hồi các loài động thực vật quý hiếm.
- Xây dựng kế hoạch để khai thác và sử dụng hợp íl nguồn tài nguyên đất, rừng, biển.
- Tích cực phòng chống cháy rừng.
- Sử dụng phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học.
- Sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học để thay thế thuốc hóa học.
- Thực hiện các nghiên cứu khảo nghiệm trước khi nhập nội giống cây trồng, vật nuôi.
- Bảo vệ các loài sinh vật bản địa trước sự xâm lấn của loài ngoại lai.
(Trả lời bởi datcoder)
Trồng xen canh nhiều loài cây trên cùng một diện tích là biện pháp kĩ thuật thường được áp dụng trong trồng trọt. Biện pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào? Giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Biện pháp này dựa trên cơ sở khoa học về sự khác biệt về nhu cầu sinh thái của các loài cây.
- Áp dụng biện pháp trồng xen canh hợp lý giúp tăng năng suất, hiệu quả sử dụng đất, hạn chế sâu bệnh hại, cải tạo đất và giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
(Trả lời bởi datcoder)