Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 218)

Hướng dẫn giải

- Thế mạnh để phát triển du lịch:

+ Các hệ thống sông Tiền, sông Hậu và nhiều sông khác, hệ thống kênh rạch chằng chịt, có ý nghĩa phát triển du lịch sông nước.

+ Vùng biển rộng, nhiều đảo và quần đảo với một số bãi tắm, thuận lợi phát triển du lịch biển.

+ Các vùng chuyên canh cây ăn quả quy mô lớn, rừng tràm, rừng ngập mặn với đa dạng sinh học cao phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, sinh thái.

- Một số loại hình du lịch: du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, mùa nước nổi), du lịch biển.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 218)

Hướng dẫn giải

Vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm TP. Cần Thơ, các địa bàn cấp huyện của các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp gắn với khu vực kết nối các tuyến đường cao tốc (cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Vĩnh Long, cao tốc An Hữu - Cao Lãnh, cao tốc Bắc - Nam phía Tây từ Cao Lãnh đến Rạch Sỏi) và TP. Phú Quốc; trong đó, TP. Cần Thơ là cực tăng trưởng.

Xây dựng vùng động lực ĐBSCL trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp. Hình thành các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với các vùng chuyên canh; xây dựng vùng trở thành trung tâm khoa học công nghệ về nông nghiệp quốc gia và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Phát triển vùng ĐBSCL thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của cả nước, khu vực và thế giới. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chủ lực theo hướng giảm lúa gạo, tăng trái cây và thủy sản; sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt, hiệu quả hơn. Xây dựng trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia về nông nghiệp trên địa bàn vùng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)