Vì sao mật độ cá thể là một đặc trưng của quần thể?
Vì sao mật độ cá thể là một đặc trưng của quần thể?
Quan sát hình 21.9 và cho biết sự tác động của các yếu tố đến kích thước quần thể.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSự tác động của các yếu tố đến kích thước quần thể: nhập cư và sinh sản làm tăng kích thước quần thể, tử vong và xuất cư làm giảm kích thước quần thể.
(Trả lời bởi datcoder)
Quan sát hình 21.10 và hoàn thành bảng 21.1.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi datcoder)
Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
Tăng trưởng trong môi trường có nguồn sống bị giới hạn
Điều kiện môi trường sống
Không giới hạn
Bị giới hạn
Mức độ tăng trưởng
Liên tục
Quần thể chỉ tăng trưởng đến khi đạt kích thước tối đa.
Dạng đường cong tăng trưởng
Chữ J
Chữ S
Quan sát hình 21.11 và cho biết dạng tăng trưởng của quần thể người hiện nay. Trong tương lai, dạng tăng trưởng này có tiếp tục diễn ra không? Giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Dạng tăng trưởng của quần thể người hiện nay: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
- Trong tương lai, dạng tăng trưởng này không tiếp tục diễn ra do nguồn sống của môi trường có giới hạn.
(Trả lời bởi datcoder)
Nêu một số nguyên nhân có thể làm cho quần thể người Việt Nam bị già hoa dần.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số nguyên nhân:
- Tỉ lệ sinh giảm
- Di cư
- Tuổi thọ trung bình tăng
- Thay đổi cơ cấu dân số trẻ sang già
(Trả lời bởi datcoder)
Nêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì và theo chu kì.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Biến động không theo chu kì: Số lượng cá thể chim sẻ trên đảo Daphne dao động khoảng 300 cá thể vào các năm từ 1979 đến 1982 (lượng mưa trung bình dưới 10 mm/năm), năm 1983 số lượng cá thể chim tăng lên khoảng 1200 cá thể do lượng mưa tăngđột ngột lên trên 1200 mm/năm.
- Biến động theo chu kì: Tảo tăng mạnh số lượng vào ban ngày và giảm vào ban đêm; số lượng cá thể loài ếch, nhái tăng mạnh vào mùa mưa.
(Trả lời bởi datcoder)
Quan sát hình 21.13 và mô tả mối quan hệ giữa số lượng thỏ và số lượng mèo rừng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khi số lượng thỏ tăng, mèo rừng có nhiều thức ăn hơn, dẫn đến số lượng mèo rừng cũng tăng.
- Khi số lượng thỏ giảm, mèo rừng có ít thức ăn hơn, dẫn đến số lượng mèo rừng cũng giảm.
(Trả lời bởi datcoder)
Trong chăn nuôi, nuôi gà lấy trứng và nuôi gà lấy thịt thì tỉ lệ đực : cái trong đàn gà nên thay đổi như thế nào? Giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNuôi gà lấy trứng:
- Tỉ lệ đực/cái: 1:10 hoặc 1:20.
- Giải thích:
+ Gà mái là gà đẻ trứng, do đó, cần nhiều gà mái hơn để có nhiều trứng.
+ Gà trống chỉ cần để phối giống với gà mái.
+ Nuôi quá nhiều gà trống sẽ tốn thức ăn và không mang lại hiệu quả kinh tế.
Nuôi gà lấy thịt:
- Tỉ lệ đực/cái: 1:1.
- Giải thích:
+ Gà trống và gà mái đều có thể nuôi lấy thịt.
+ Gà trống thường lớn nhanh hơn gà mái.
+ Nuôi tỉ lệ 1:1 giúp tận dụng được ưu điểm của cả gà trống và gà mái.
(Trả lời bởi datcoder)