Bài 21: Sinh thái học quần thể

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 120)

Hướng dẫn giải

Sống bầy đàn giúp cho cá thể có thể tăng khả năng kiếm ăn, chống lại kẻ thù,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 120)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về các quần thể sinh vật:

- Quần thể cá chép ở ao

- Quần thể lúa ở cánh đồng

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Quần thể sinh vật là một tổ chức sống mang những đặc điểm đặc trưng không có ở mỗi cá thể sinh vật:

- Quần thể là cấu trúc ổn định về số lượng và mật độ cá thể, thành phần lứa tuổi, tỉ lệ đực/cái và sự phân bố trong không gian.

- Trong quần thể sinh vật, các cá thể có những tác động qua lại với nhau thông qua mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.

- Trong quần thể, giữa quần thể và môi trường luôn có sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Các cá thể của quần thế có khả năng sinh sản hình thành thế hệ mới.

- Hoạt động sống và số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh tương ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Khi sống thành bầy đàn, các cá thể của quần thể có mối quan hệ hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như tìm kiếm nguồn sống, chống lại điều kiện bất lợi của môi trường, chống lại kẻ thù,...

Ví dụ: Một số cây thông nhựa (Pinus latteri) sống gần nhau có hiện tượng liền rễ, nhờ đó cây sinh trưởng và chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng lẻ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Điều kiện: nguồn sống môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Mối quan hệ này thường không dẫn tới sự tuyệt diệt các cá thể cùng loài mà làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp, đạt bảo cho sự tồn tại và phát triển.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

- Trong trồng trọt và chăn nuôi, việc xác định kích thước của quần thể sẽ giúp kiểm soát số lượng cá thể phù hợp với điều kiện môi trường.

- Đối với công tác bảo tồn, xác định kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật quý hiếm giúp đề ra các biện pháp bảo tôn kịp thời, tránh hiện tượng tuyệt chủng như Tê giác một sừng của Việt Nam.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Cánh Diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

Tăng tỉ lệ bò cái: Bò cái cho sữa, do đó, người ta muốn tăng tỉ lệ bò cái để tăng sản lượng sữa. Có thể áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh trùng có NST giới tính X.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Cánh Diều - Trang 124)

Hướng dẫn giải

 Phân bố đồng đều: Các cá thể phân bố theo một khoảng cách đều nhau trong khu vực sông.

- Phân bố ngẫu nhiên: Các cá thể phân bố ngẫu nhiên trong khu vực sống, khoảng cách giữa các cá thể không ổn định.

- Phân bố theo nhóm: Các cá thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Cánh Diều - Trang 124)