Bài 2: Nhà sáng chế

Khám phá mục 1.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Vai trò của các sáng chế ở Hình 1 trong đời sống:

Hình

Vai trò

a

Cải tiến sản phẩm

b

Giúp đời sống tiện nghi hơn

c

Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ

d

Tạo ra sản phẩm mới

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Vai trò của một sáng chế đối với đời sống con người mà em biết:

Quạt tích điện sử dụng năng lượng mặt trời giúp cung cấp điện làm mát mà không sử dụng điện lưới, giảm chi phí sử dụng điện, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống cho con người, đảm bảo tính tiện nghi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá mục 1.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Sáng chế đã làm công nghệ thay đổi và phát triển đó là:

- Tạo ra sản phẩm mới đó là bút chì.

- Đời sống con người trở nên văn minh hơn.

- Đảm bảo tính tiện nghi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Những sáng chế làm thay đổi và phát triển công nghệ mà em biết:

- Sự ra đời của bóng đèn sợi đốt.

- Động cơ đốt trong dùng cho ô tô.

- Sự ra đời của điện thoại di động…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Ghép tên nhà sáng chế và sáng chế của họ:

Tên nhà sáng chế

Sáng chế của họ

Giêm Oát

Động cơ hơi nước

Các Ben

Ô tô

A-lếch-xan-đơ

Điện thoại

Tô-mát Ê-đi-xơn

Bóng đèn sợi đốt

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 11)

Hướng dẫn giải

- Lựa chọn sáng chế trong các thông tin trên để điền vào ô trống tương ứng với thời gian cấp bằng sánh chế theo mẫu:

Năm

Tên sáng chế

1784

Động cơ hơi nước

1876

Điện thoại

1879

Bóng đèn điện

1886

Ô tô

- Những điều em biết về người đã sáng chế ra các sáng trên:

+ Động cơ hơi nước: Giêm Oát (1736 – 1819), là người Xcốt-len. Năm 1763, ông nghiên cứu về động cơ hơi nước. Năm 1765, ý tưởng về động cơ hơi nước ra đời. Năm 1784, ông được cấp bằng sáng chế động cơ hơi nước.

+ Điện thoại: A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo (1847 – 1922), là người Xcốt-len. Năm 1874, ông chế tạo chiếc máy truyền vài tin điện báo qua một đường dây. Năm 1875, ông cải tiến máy đó để truyền tiếng nói. Năm 1876, ông được cấp bằng sáng chế điện thoại.

+ Bóng đèn điện: Tô-mát Ê-đi-xơn (1847 – 1931), là người Mỹ. Năm 1878, ông nghiên cứu về bóng đèn sợi đốt. Năm 1879, ông được cấp bằng sáng chế về bóng đèn sợi đốt.

+ Ô tô: Các Ben (1844 – 1929), là kĩ sư người Đức. Năm 1870, ông thiết kế động cơ chạy bằng xăng. Năm 1886, ông được cấp bằng sáng chế ô tô.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Khám phá mục 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Thẻ mô tả đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế trong các thẻ trên là:

- Kiên trì;

- Tò mò khoa học;

- Chịu khó quan sát;

- Không ngại thất bại;

- Sáng tạo;

- Nghị lực;

- Ham học hỏi

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Những đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế:

- Ham tìm tòi;

- Ham học hỏi;

- Tò mò khoa học;

- Chịu khó quan sát;

- Kiên trì;

- Nhẫn lại;

- Không ngại khó khăn;

- Không ngại vất vả;

- Không sợ thất bại;…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

- Những sáng chế mà em biết:

+ Động cơ hơi nước;

+ Động cơ đốt trong;

+ Ô tô;

+ Quạt tích điện..

- Những đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế mà em có thể học tập: Ham tìm tòi, học hỏi, tò mò khoa học, chịu khó quan sát, có sự kiên trì, nhẫn nại, không ngại khó khăn, vất vả, không sợ thất bại, ...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)