Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 23)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 24)

Hướng dẫn giải

1.

pH của Na2CO3, AlCl3, FeCl3 lần lượt là: 11, 3, 2

2. 

Na2CO3 có tính base vì ion Nakhông bị thuỷ phân, ion \(CO_3^{^{ }2-}\) bị thuỷ phân theo phương trình:

CO32- + H2O ⇌ HCO3 + OH

Ion OH khiến dung dịch có tính base.

AlCl3, FeCl3 tương tự nhau, ion Cl- không bị thuỷ phân, các cation bị thuỷ phân:

\(Al^{3+}+H_2O\text{⇌ }Al\left(OH\right)^{2+}+H^+\\ Fe^{3+}+H_2O\text{⇌ }Fe\left(OH\right)^{2+}+H^+\)

Các ion H+ khiến dung dịch có tính acid.

(Trả lời bởi Khai Hoan Nguyen)
Thảo luận (1)

Thực hành (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 25)

Hướng dẫn giải

Học sinh tiến hành thực hành ở trên lớp và ghi kết quả vào bảng.

(Trả lời bởi Tiếng anh123456)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8+9 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 26)

Hướng dẫn giải

8. Một số điểm cần chú ý trong quá trình chuẩn độ:

- Chọn chỉ thị phù hợp: Chỉ thị được chọn cần có độ chuyển màu phù hợp với phạm vi pH của dung dịch cần chuẩn độ.

- Thêm từng giọt dung dịch chuẩn độ và khuấy đều để đảm bảo phản ứng diễn ra đầy đủ và đồng nhất.

- Tránh để các hoá chất như dung dịch HCl, dung dịch NaOH bắn vào tay, mắt.

- Các dụng cụ thuỷ tinh (bình tam giác, burette, pipette …) dễ vỡ, cần cẩn thận.

9. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sai số trong quá trình chuẩn độ:

+ Sai số do phương pháp hay quy trình chuẩn độ: phản ứng hoá học không hoàn toàn, chỉ thị đổi màu khi chưa đến điểm tương đương …

+ Sai số do dụng cụ như: dụng cụ chưa được rửa sạch, dụng cụ chưa được chuẩn hoá…

+ Sai số do người làm thí nghiệm: mắt nhìn không chính xác, cẩu thả trong thực nghiệm …

+ Sai số do hoá chất không tinh khiết.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)