Bài 19. Vùng Đông Nam Bộ

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 202)

Hướng dẫn giải

- Ý nghĩa của việc tăng cường kết nối liên vùng: hướng đến các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, huy động nguồn lực, góp phần tăng cường mối liên kết 2 chiều giữa Đông Nam Bộ và các vùng khác.

- Vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh: là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu kinh tế của vùng và cả nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 202)

Hướng dẫn giải

- Gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Diện tích khoảng 23,6 nghìn km2, chiếm 7,1% cả nước (2021).

- Có vùng biển rộng lớn, gồm nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó quần đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất.

- Tiếp giáp vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Tiếp giáp Cam-pu-chia qua một số cửa khẩu như Mộc Bài, Xa Mát, Hoa Lư,… tạo cơ hội thông thương, phát triển kinh tế năng động. Có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước ta.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 202)

Hướng dẫn giải

- Thế mạnh:

+ Địa hình, đất: là vùng bán bình nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ badan, đất feralit, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích lớn, thuận lợi cho quy hoạch vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị và hệ thống giao thông vận tải. Đất phù sa dọc theo thung lũng các sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Đồng Nai, La Ngà phù hợp trồng cây lương thực, cây thực phẩm.

+ Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nền nhiệt độ cao và nóng quanh năm, ít thiên tai, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm.

+ Nước: hệ thống sông Đồng Nai có giá trị cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải. Các hồ thủy điện, thủy lợi (Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng) có giá trị lớn về cung cấp nước, du lịch, góp phần điều hòa dòng chảy. Nguồn nước ngầm trữ lượng lớn, thuận lợi sản xuất và sinh hoạt; một số khu vực có nguồn nước khoáng mang lại giá trị kinh tế cao như Bình Châu, Suối Nghệ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Suối Nho (Đồng Nai),…

+ Khoáng sản: chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng, ở thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên, là điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

+ Rừng: rừng nhiệt đới cận xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều vườn quốc gia như Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát,… một số khu vực có rừng ngập mặn, Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam.

+ Biển, đảo: nhiều điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo với các bãi tắm đẹp như Vũng Tàu, Đầm Trầu (Bà Rịa - Vũng Tàu) phục vụ cho du lịch, địa thế bờ biển thuận lợi hình thành các cảng nước sâu, có khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên góp phần hình thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Có ngư trường và diện tích mặt nước lớn, thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Hạn chế: mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt, tình trạng xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ven biển, hiện tượng ngập úng, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, sinh hoạt.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3.a (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 204)

Hướng dẫn giải

- Vùng Đông Nam Bộ là vùng có dân số đông thứ hai cả nước, sau Đồng bằng sông Cửu Long.

- Mật độ dân số cao nhất cả nước (795 người/km²).

- Tỷ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước (85,7%).

- Dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Vùng đồng bằng và ven biển có mật độ dân số cao hơn vùng trung du và miền núi.

- Vùng Đông Nam Bộ có dân cư đa dạng về thành phần dân tộc, tôn giáo.

- Người Kinh chiếm đa số, bên cạnh đó còn có người Hoa, Khmer, Chăm,...

- Tôn giáo đa dạng: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3.b (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 205)

Hướng dẫn giải

- Vùng Đông Nam Bộ có mức độ đô thị hóa cao nhất cả nước (88,8% năm 2023).

- TP. Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước.

- Vùng có 3 đô thị loại I: Thủ Dầu Một (Bình Dương), Biên Hòa (Đồng Nai), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).

- Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước.

- Tỷ lệ dân số đô thị tăng bình quân 2,4%/năm trong giai đoạn 2010-2020.

- Có nhiều đô thị loại II, III và IV.

- Đô thị tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ven biển như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Vùng trung du và miền núi có tỷ lệ đô thị hóa thấp hơn.

- Quá trình đô thị hóa diễn ra tự phát, chưa theo quy hoạch.

- Mạng lưới đô thị chưa phát triển đồng đều.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 208)

Hướng dẫn giải

Công nghiệp:

+ Ngành công nghiệp là động lực phát triển của vùng, chiếm khoảng 38% GRDP vùng, khoảng 38% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (2021).

+ Một số ngành công nghiệp thế mạnh là: khai thác dầu thô, khí tự nhiên; sản xuất ô tô; hóa chất; cơ khí,…

+ Đi đầu trong thu hút đầu tư, phát triển một số ngành gắn với công nghệ mới, công nghệ cao như: sản xuất điện tử, máy vi tính, phần mềm, sản phẩm số; chế phẩm sinh học, sản xuất thuốc, vắc xin; công nghệ vật liệu mới và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Hướng đến phát triển các ngành công nghiệp sạch gắn với bảo vệ môi trường.

+ Phân bố tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở tứ giác TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 208)

Hướng dẫn giải

- Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung ứng các dịch vụ thế mạnh cho các vùng trong cả nước, nhất là các vùng lân cận.

- Dễ tiếp cận hơn với những vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên như: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng sản xuất trọng điểm lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Cửu Long.

- Thu hút thêm lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của vùng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 208)

Hướng dẫn giải

- Là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu kinh tế của vùng và cả nước.

- Chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, số dân khoảng 9,16 triệu người (2021) nhưng đóng góp trên 20% GDP cả nước (2021) và khoảng 48% GRDP vùng Đông Nam Bộ.

- Thu nhập bình quân đầu người luôn nằm trong các tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Dẫn đầu cả nước về số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm khoảng 31% tổng số dự án và hơn 12% tổng vốn đầu tư của cả nước (2021).

- Là đầu tàu, có sức hút và sức lan tỏa lớn, hỗ trợ các địa phương khác trong phát triển kinh tế - xã hội; hướng đến trở thành thành phố thông minh, sáng tạo khi luôn tiên phong áp dụng khoa học - kĩ thuật, phát triển công nghệ cao trong sản xuất và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, gắn với kinh tế tri thức.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 209)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 209)

Hướng dẫn giải

Các ngành công nghiệp của vùng phân bố tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở tứ giác TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Ngành dệt, sản xuất trang phục; hóa chất; phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Thuận An, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

+ Ngành cơ khí phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thủ Dầu Một, Biên Hòa

TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

+ Ngành luyện kim đen phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thuận An, TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa,

+ Ngành luyện kim màu phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thuận An, TP Hồ Chí Minh

+ Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thủ Dầu Một, Thuận An, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

+ Ngành sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

+ Ngành sản xuất giấy; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh.

+ Ngành đóng tàu; nhiệt điện phân bố ở các trung tâm công nghiệp: TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

+ Ngành sản xuất ô tô phân bố ở trung tâm công nghiệp TP Hồ Chí Minh.

+ Ngành hóa dầu phân bố ở trung tâm công nghiệp Vũng Tàu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)