Bài 19: Tốc độ phản ứng

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 92)

Hướng dẫn giải

Thời gian là đại lượng để xác định sự nhanh, chậm của các phản ứng hóa học.

Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây(s), phút (min), giờ (h), ngày(d),..

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 93)

Hướng dẫn giải

a) Theo thời gian, nồng độ có xu hướng tăng dần

=> Đồ thị mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của sản phẩm HCl

b) Đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này là phút (min).

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 93)

Hướng dẫn giải

1.

loading...

2.

Ta thấy: vtb1 > vtb2 > vtb3 => Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 94)

Hướng dẫn giải

Gọi ∆CNO, ∆CH2, ∆CN2, ∆CH2O lần lượt là biến thiên nồng độ các chất NO, H2, N2 và H2O trong khoảng thời gian . Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức:
loading...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 95)

Hướng dẫn giải

1.

Phản ứng ở bình Na2SO0,3 M xảy ra nhanh nhất

Phản ứng ở bình Na2SO0,05 M xảy ra chậm nhất

2.

Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên, số va chạm giữa các hạt tăng lên, làm số va chạm hiệu quả cũng tăng lên và dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 96)

Hướng dẫn giải

a) v = k . CX.CY

Trong đó k là hằng số tốc độ phản ứng

CX.CY lần lượt là nồng độ của X và Y tại một thời điểm đang xét

b)

- Tốc độ phản ứng tại thời điểm đầu:

v = k . CX.CY = 2,5 . 10-4  . 0,02 . 0,03 = 1,5 . 10-7(mol/(Ls))

- Tốc độ phản ứng tại thời điểm hết một nửa lượng X

=> CX= 0,01 M

CY = 0,02 M

v = k . CX.CY = 2,5 . 10-4  . 0,01 . 0,02 = 5.10-8(mol/(Ls))

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 97)

Hướng dẫn giải

Trong hỗn hợp khí, nồng độ mỗi khí tỉ lệ thuận với áp suất của nó. Khi nén hỗn hợp khí (giảm thể tích) thì nồng độ mỗi khí tăng lên.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 97)

Hướng dẫn giải

Phản ứng (1) và (2) có sự tham gia của chất khí

=> Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng (1) và (2).

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 97)

Hướng dẫn giải

1. Sự thay đổi màu sắc trong ống nghiệm được đung nóng nhanh hơn.

2. Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng sẽ tăng lên

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 98)

Hướng dẫn giải

Vì khi nhiệt độ tăng, tốc độ chuyển động của các phân tử tăng làm cho các phân tử di chuyển hỗn loạn và va chạm với nhau nhiều hơn và mạnh hơn, từ đó làm cho phản ứng xảy ra nhanh chóng hơn.

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)