Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 89)

Hướng dẫn giải

- Nhờ tính dẫn điện tốt mà kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện; nhờ tính dẫn nhiệt tốt mà kim loại được dùng để chế tạo dụng cụ đun nấu; nhờ tính cứng và bền mà kim loại được dùng trong các công trình xây dựng.

- Kim loại có các tính chất hoá học đặc trưng: tác dụng với phi kim, tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch acid, tác dụng với dung dịch muối.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Vì kim loại có tính dẻo sẽ dẫn điện, dẫn nhiệt , chủ yếu là do những electron tự do trong kim loại gây ra.
 

(Trả lời bởi Nguyễn Thị Hải Vân)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 90)

Hướng dẫn giải

a) Sự khác biệt giữa liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị:

- Liên kết kim loại: sự dùng chung electron giữa các nguyên tử kim loại.

- Liên kết cộng hoá trị: sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử tham gia liên kết.

b) Khi một hiệu điện thế được áp vào thanh kim loại, các electron tự do trong mạng tinh thể sẽ di chuyển thành dòng từ phía cực âm về cực dương. Hệ quả là thanh kim loại trở thành vật dẫn điện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Tính dẫn nhiệt của các kim loại được giải thích bằng sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể. Khi đốt nóng một đầu của thanh kim loại thì động năng của các electron trong vùng đó tăng lên. Các electron này truyền động năng của chúng cho các ion dương ở nút mạng và các electron khác trong toàn thanh kim loại thông qua va chạm, làm cho nhiệt được lan truyền trong toàn bộ thanh kim loại.

Một số ứng dụng của kim loại dựa trên tính dẫn nhiệt của chúng: chế tạo dụng cụ đun nấu, chế tạo bộ phận tản nhiệt trong các thiết bị …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh, gọi là ánh kim.

Nhờ tính ánh kim mà kim loại được dùng để chế tạo trang sức, đồ vật trang trí …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động mục I (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Do có nhiệt độ nóng chảy cao, tungsten (vonfram) được sử dụng làm dây tóc bóng đèn trong bóng đèn sợi đốt.

- Vì rất cứng nên chromium là kim loại được mạ bên ngoài các sản phẩm để bảo vệ sản phẩm và hạn chế sự mài mòn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm mục II.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Thí nghiệm

Hiện tượng

Phương trình hoá học

Magnesium tác dụng với oxygen

Sợi dây magnesium cháy mãnh liệt cho ngọn lửa sáng chói.

2Mg + O2 \(\underrightarrow{t^o}\)2MgO

Nhôm tác dụng với lưu huỳnh

Hỗn hợp cháy sáng, phản ứng toả nhiều nhiệt.

2Al + 3S\(\underrightarrow{t^o}\)Al2S3

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 92)

Hướng dẫn giải

Khi tác dụng với phi kim, kim loại thể hiện tính khử.

Ví dụ:

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 92)

Hướng dẫn giải

Những kim loại có thế điện cực chuẩn \(E^o_{M^{n+}\text{/}M}\) nhỏ hơn -0,414 có thể đẩy được hydrogen ra khỏi nước.

Quan sát Bảng 15.1 xác định được: Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Cr, Fe có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ thường giải phóng khí hydrogen.

Tuy nhiên chỉ có các kim loại Li, K, Ba, Ca, Na phản ứng nhanh với nước ở điều kiện thường, các kim loại còn lại phản ứng rất chậm hoặc gần như không xảy ra.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm mục II.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 92)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng: Hạt kẽm tan dần, có khí thoát ra.

Phương trình hoá học:

Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)