Bài 19: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 94)

Hướng dẫn giải

a.     Kinh tế – xã hội của các nước Đông Bắc Á từ - năm 1991 đến nay

 

Trung Quốc

Nhật Bản

Hàn Quốc

Kinh tếTốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng. Tỉ trọng đóng góp trong GDP toàn cầu tăng từ 8,1% (năm 2002) lên 18,8% (năm 2022). Vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới (từ năm 2010).

Nhật Bản duy trì vị thế thứ hai thế giới về kinh tế từ cuối thế kỉ XX đến năm 2010.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản chậm lại, không ổn định, phục hồi chậm sau các cuộc khủng hoảng năm 1997 và năm 2008 – 2009.

 + Tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, quy mô kinh tế đứng thứ 10 thế giới, thứ 4 châu Á (2020). GDP tăng gấp 3 lần, từ 504,6 tỉ đô-la (2001) lên 1 910 tỉ đô-la (2022).  

+ Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về đóng tàu, sản xuất hàng điện tử, ô tô, khai khoáng, thời trang, mĩ phẩm,…

Xã hội

 + Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng.  

+ Công cuộc xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt được thành tựu lớn.  

+ Hệ thống bảo hiểm y tế được thực hiện đối với hơn 1,4 tỉ người (2021),...

Nhật Bản phải đối phó với nhiều vấn đề xã hội như tình trạng già hoá dân số, thiếu lao động, dân số tăng trưởng âm, tỉ lệ tự tử và tội phạm gia tăng,...

 + Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, Hàn Quốc thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển con người (HDI) cao.  

+ Âm nhạc, điện ảnh, thời trang, ẩm thực,.... có sức lan toả mạnh mẽ trên thế giới, từ đó gia tăng sức mạnh mềm của Hàn Quốc.

b.    Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay

- 1992: Kí thoả thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)

- 1995: Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN

- 1997: Thông qua Tầm nhìn ASEAN năm 2020; Lào. Mi-an-ma gia nhập ASEAN

- 1999: Cam-pu-chia gia nhập ASEAN, hoàn thành mục tiêu trở thành tổ chức khu vực với 10 quốc gia thành viên

- 2003: Ra Tuyên bố Ba-li II, xác định mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN.

- 2007: Công bố Hiến chương ASEAN.

- 2015: Chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

- 2016: Thông qua Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN 2025.

c.     Cộng đồng ASEAN

- Năm 2003, các nhà lãnh đạo của ASEAN quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Ngày 31-12-2015, Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập, sớm hơn 5 năm so với dự kiến.

- Các lĩnh vực hợp tác của ba cộng đồng trong Cộng đồng ASEAN:

+ Chính trị – An ninh: Chính trị; Quốc phòng; An ninh và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; Tư pháp....

+ Kinh tế: Thương mại hàng hoá; Đầu tư; Dịch vụ; Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau,....

+ Văn hoá - Xã hội: Phát triển con người; Phúc lợi xã hội; Công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển Xây dựng bản sắc ASEAN....

- Sự hình thành của Cộng đồng ASEAN đã tạo ra một dấu mốc quan trọng trong tiến trình liên kết, bảo đảm hoà bình, an ninh và tự cường lâu dài trong một khu vực hướng ra bên ngoài, với các nền kinh tế năng động, cạnh tranh và liên kết sâu rộng. Đồng thời, sự hình thành Cộng đồng ASEAN là bước chuẩn bị nền tảng, định hướng và khuôn khổ cho ASEAN bước vào giai đoạn mới với những mục tiêu liên kết cao hơn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.1 (SGK Cánh Diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

- Kinh tế, khoa học kĩ thuật:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng. Tỉ trọng đóng góp trong GDP toàn cầu tăng từ 8,1% (năm 2002) lên 18,8% (năm 2022). Vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới (từ năm 2010). 

+ Vươn lên trở thành cường quốc về khoa học - công nghệ, đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải, công nghệ sinh học,...

- Xã hội:

+ Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng.

+ Công cuộc xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt được thành tựu lớn. 

+ Hệ thống bảo hiểm y tế được thực hiện đối với hơn 1,4 tỉ người (2021),...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.2 (SGK Cánh Diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Nhật Bản duy trì vị thế thứ hai thế giới về kinh tế từ cuối thế kỉ XX đến năm 2010. Các lĩnh vực sản xuất ô tô, tàu thuỷ, rô-bốt, công nghệ sinh học, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, mặt hàng điện tử,... của Nhật Bản vẫn dẫn đầu thế giới.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản chậm lại, không ổn định, phục hồi chậm sau các cuộc khủng hoảng năm 1997 và năm 2008 – 2009. Bên cạnh đó, Nhật Bản phải đối phó với nhiều vấn đề xã hội như tình trạng già hoá dân số, thiếu lao động, dân số tăng trưởng âm, tỉ lệ tự tử và tội phạm gia tăng,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.3 (SGK Cánh Diều - Trang 96)

Hướng dẫn giải

- Kinh tế:

+ Tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, quy mô kinh tế đứng thứ 10 thế giới, thứ 4 châu Á (2020). GDP tăng gấp 3 lần, từ 504,6 tỉ đô-la (2001) lên 1 910 tỉ đô-la (2022).

+ Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về đóng tàu, sản xuất hàng điện tử, ô tô, khai khoáng, thời trang, mĩ phẩm,...

- Xã hội: 

+ Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, Hàn Quốc thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển con người (HDI) cao.

+ Âm nhạc, điện ảnh, thời trang, ẩm thực,.... có sức lan toả mạnh mẽ trên thế giới, từ đó gia tăng sức mạnh mềm của Hàn Quốc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1 (SGK Cánh Diều - Trang 97)

Hướng dẫn giải

- 1992: Kí thoả thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)

- 1995: Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN

- 1997: Thông qua Tầm nhìn ASEAN năm 2020; Lào. Mi-an-ma gia nhập ASEAN

- 1999: Cam-pu-chia gia nhập ASEAN, hoàn thành mục tiêu trở thành tổ chức khu vực với 10 quốc gia thành viên

- 2003: Ra Tuyên bố Ba-li II, xác định mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN.

- 2007: Công bố Hiến chương ASEAN.

- 2015: Chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

- 2016: Thông qua Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN 2025.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2 (SGK Cánh Diều - Trang 97)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 97)

Hướng dẫn giải

 

Trung Quốc

Nhật Bản

Hàn Quốc

Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng. Tỉ trọng đóng góp trong GDP toàn cầu tăng từ 8,1% (năm 2002) lên 18,8% (năm 2022). Vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới (từ năm 2010).

Nhật Bản duy trì vị thế thứ hai thế giới về kinh tế từ cuối thế kỉ XX đến năm 2010.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản chậm lại, không ổn định, phục hồi chậm sau các cuộc khủng hoảng năm 1997 và năm 2008 – 2009.

+ Tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, quy mô kinh tế đứng thứ 10 thế giới, thứ 4 châu Á (2020). GDP tăng gấp 3 lần, từ 504,6 tỉ đô-la (2001) lên 1 910 tỉ đô-la (2022).

+ Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về đóng tàu, sản xuất hàng điện tử, ô tô, khai khoáng, thời trang, mĩ phẩm,...

 

Xã hội

+ Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng.

+ Công cuộc xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt được thành tựu lớn. 

+ Hệ thống bảo hiểm y tế được thực hiện đối với hơn 1,4 tỉ người (2021),...

Nhật Bản phải đối phó với nhiều vấn đề xã hội như tình trạng già hoá dân số, thiếu lao động, dân số tăng trưởng âm, tỉ lệ tự tử và tội phạm gia tăng,...

+ Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, Hàn Quốc thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển con người (HDI) cao.

+ Âm nhạc, điện ảnh, thời trang, ẩm thực,.... có sức lan toả mạnh mẽ trên thế giới, từ đó gia tăng sức mạnh mềm của Hàn Quốc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 97)

Hướng dẫn giải

- Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kết nạp Lào, Myanmar và Campuchia vào ASEAN, góp phần hoàn thiện Cộng đồng ASEAN 10 nước.

- Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng đặt nền móng cho Cộng đồng ASEAN.

- Việt Nam đưa ra nhiều sáng kiến và đề xuất quan trọng, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN năng động, đoàn kết và hướng tới tương lai.

- Việt Nam là một thành viên tích cực và trách nhiệm của ASEAN, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Những đóng góp của Việt Nam được các nước thành viên ASEAN và cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)