Bài 18. Tính chất chung của kim loại

Câu hỏi mục II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 90)

Hướng dẫn giải

3Fe + 4H2\(\underrightarrow{t^o}\) Fe3O4

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 90)

Hướng dẫn giải

1.

nH2 = \(\dfrac{250.10^{-3}}{24,79}=0,01\) mol

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo phản ứng trên ta có:

nZn = n H2 => n Zn = 0,01 mol

2n H2 = n HCl => n HCl = 0,01.2 = 0,02 mol

m Zn = 0,01 . 65 = 0,65g

V HCl = 0,02 : 1 = 0,02 lít

2. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 mục II.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 91)

Hướng dẫn giải

- Sự khác biệt trong tính chất vật lí giữa Al, Fe, Au: Fe có tính nhiễm từ (bị nâm châm hút) trong khi đó Al, Au không có tính chất này.

- Sự khác biệt trong tính chất hóa học giữa Al, Fe, Au khi tác dụng với oxygen và dung dịch HCl: Au không tác dụng với oxygen và dung dịch HCl. Fe, Al tác dụng với cả oxygen và dung dịch HCl

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 mục II.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Sắt có tính dẻo nên được sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc sản xuất gang, thép

Nhôm có tính dẫn điện tốt, nhẹ, giá thành rẻ nên được sử dụng làm lõi dây điện, hoặc các vật dụng sử dụng trong gia đình như mâm, xoong

Vàng có tính ánh kim dễ dát mỏng và không tác dụng với oxygen trong không khí nên được sử dụng làm đồ trang sức.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 mục II.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 91)

Hướng dẫn giải

a) Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

Ví dụ: Na + H2O → NaOH + ½ H2

b) Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ cao

3Fe + H2\(\underrightarrow{t^o}\) Fe3O4 + 4H2

c) Kim loại tác dụng với dung dịch HCl

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

d) Kim loại tác dụng với muối

Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)