Bài 18. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

- Các đơn chất kim loại trong hình:

b) Vàng (gold – Au);

d) Đồng;

g) Nhôm.

- Các đơn chất phi kim trong hình:

a) Phosphorus đỏ;

c) Iodine;

e) Bromine.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 92)

Hướng dẫn giải

Hai đơn chất phi kim ở thể khí: oxygen (O2) và chlorine (Cl2).

+ Oxygen duy trì sự cháy và sự hô hấp.

+ Chlorine dùng để xử lí nước sinh hoạt, sản xuất các chất tẩy rửa, sản xuất nhựa PVC …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh Diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

- Tính chất vật lí của phosphorus:

+ Phosphorus trắng: là chất rắn trong suốt màu trắng hoặc hơi vàng, trông giống như sáp. Phosphorus trắng mềm, dễ nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy khoảng 44,1 oC), không tan trong nước.

+ Phosphorus đỏ: là chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm và chảy rữa, không tan trong nước.

- Ba ứng dụng của phosphorus:

+ Sản xuất phosphoric acid;

+ Sản xuất diêm;

+ Dùng vào mục đích quân sự: sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 94)

Hướng dẫn giải

Bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim:

Một số tính chất

Kim loại

Phi kim

Trạng thái (thể)

Thể rắn ở điều kiện thường (trừ thuỷ ngân).

Ở điều kiện thường tồn tại ở cả ba thể: rắn, lỏng, khí.

Tính dẫn điện

Dẫn điện tốt

Thường không dẫn điện

Tính dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt tốt

Thường dẫn nhiệt kém

Tính ánh kim

Có ánh kim

Không có ánh kim

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Ở nhiệt độ phòng các kim loại tồn tại ở trạng thái rắn (trừ thuỷ ngân ở thể lỏng), còn phi kim có thể tồn tại ở cả thể rắn, lỏng hoặc khí.

Khối lượng riêng

Kim loại thường có khối lượng riêng lớn, phần lớn là các kim loại nặng.

Phi kim ở thể rắn thường có khối lượng riêng nhỏ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 94)

Hướng dẫn giải

a) Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

b) Ở điều kiện chuẩn, các kim loại nhôm, sắt, đồng, vàng và các phi kim lưu huỳnh (sulfur), phosphorus tồn tại ở thể rắn do có nhiệt độ sôi cao.

Ở điều kiện chuẩn các phi kim oxygen, chlorine tồn tại ở thể khí do có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp (dưới 0oC).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 94)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng:

+ Khi dùng búa để đập lên bề mặt đinh sắt, dây đồng thấy đinh sắt và dây đồng có thể bị dát mỏng. Do sắt và đồng là kim loại nên có tính dẻo, dễ bị dát mỏng.

+ Khi dùng búa đập lên bề mặt mẩu than đá, mẩu ruột bút chì thấy mẩu than đá và mẩu ruột bút chì bị vỡ vụn. Do than đá hay mẩu ruột bút chì là phi kim, không có tính dẻo.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

a) Quá trình cho electron: Na → Na+ + 1e

Quá trình nhận electron: Cl + 1e → Cl

b) Liên kết hoá học trong phân tử NaCl là liên kết ion.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Kim loại phản ứng được với oxygen thường tạo thành oxide base. Ví dụ:

3Fe + 2O2 \(\underrightarrow{t^o}\) Fe3O4 (oxide base)

Phi kim tác dụng với oxygen thường tạo ra oxide acid. Ví dụ:

C + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) CO2 (oxide acid)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh Diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Để bảo vệ các đồ vật làm từ thép như song cửa, cánh cửa, hàng rào khỏi bị ăn mòn (han, gỉ …) người ta thường sơn phủ lên bề mặt kim loại trước khi đưa vào sử dụng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)