Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều - Trang 126)

Hướng dẫn giải

Dung dịch soda (Na2CO3) chứa ion Na+ 

Phương trình hoá học của các phản ứng tạo chất không tan khi cho dung dịch soda vào mẫu nước giếng có chứa các ion Ca2+, Na+, Mg2+, Cl- là:

Ca2+(aq) + (aq) ⟶ CaCO3(s)

Mg2+(aq) + (aq) ⟶ MgCO3(s)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh Diều - Trang 126)

Hướng dẫn giải

Các rạn san hô và núi đá vôi có thành phần chính là CaCO3.

Mà CaCOphản ứng được với nước có carbon dioxide hòa tan theo phương trình hóa học:

CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(aq) ⇌ Ca(HCO3)2(aq)

Khi tăng nồng độ của carbon dioxide trong nước biển thì cân bằng hóa học trên sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của carbon dioxide, tức là chiều của phản ứng thuận. Nên lượng CaCO3(s) bị giảm đi.

Do đó, khi có sự gia tăng nồng độ của carbon dioxide trong nước biển thì các rạn san hô và núi đá vôi có thể bị phá huỷ, xói mòn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều - Trang 126)

Hướng dẫn giải

Dựa vào Bảng 18.4: Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng phân huỷ muối carbonate của một số nguyên tố nhóm IIA và xu hướng biến đổi nhiệt độ phân huỷ

Ta thấy, quá trình phân huỷ 1 mol muối carbonate của nguyên tố barium cần nhiều năng lượng nhất do biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng phân huỷ BaCO3 lớn nhất.

BaCO3 (s) \(\underrightarrow{t^o}\) BaO(s) + CO2 (g)    \(\Delta_rH^o_{298}=271,5\) kJ/mol.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 2 (SGK Cánh Diều - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion Ca2+ trong dung dịch

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. Sau đó kết tủa tan dần khi thêm dung dịch HCl đồng thời có sủi bọt khí không màu.

Phương trình hóa học:

CaCl2(aq) + Na2CO3(aq) ⟶ CaCO3(s) + 2NaCl(aq)

CaCO3(s) + 2HCl(aq) ⟶ CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g)

Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion Ba2+ trong dung dịch

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

Phương trình hóa học:

BaCl2(aq) + H2SO4(aq) ⟶ BaSO4(s) + 2HCl(aq)

Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion  trong dung dịch

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. Khi thêm dung dịch HCl không có hiện tượng xảy ra.

Phương trình hóa học:

BaCl2(aq) + ZnSO4(aq) ⟶ BaSO4(s) + ZnCl2(aq)

Thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của ion  trong dung dịch

Hiện tượng: Giấy chỉ thị pH chuyển màu xanh. Khi thêm dung dịch HCl thấy sủi bọt khí làm tắt que diêm đang cháy.

Phương trình hóa học:

Na2CO3(aq) + 2HCl(aq) ⟶ 2NaCl(aq) + H2O(l) + CO2(g)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 129)

Hướng dẫn giải

- Các triệu chứng của các bệnh về răng và xương có liên quan đến sự thiếu hụt calcium trong cơ thể: răng bị ố vàng, chân răng yếu, lung lay, dễ gãy rụng; xương dễ gãy, loãng xương, …

- Một số biện pháp phòng tránh, hạn chế các bệnh về răng và xương có liên quan đến sự thiếu hụt calcium trong cơ thể:

+ Bổ sung thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày các thực phẩm giàu calcium như: sữa, ngũ cốc, các loại hạt, rau cải, hải sản, …

+ Tập thể dục thường xuyên.

+ Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

- Giống nhau:

+ Bán kính nguyên tử lớn hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì, số electron lớp ngoài cùng ít.

+ Là kim loại nhẹ, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp.

+ Có tính khử mạnh thể hiện qua các phản ứng tác dụng với các chất như phi kim (O2, Cl2, …), H2O, …

- Khác nhau:

 

Kim loại kiềm

Kim loại nhóm IIA

Cấu tạo nguyên tử

- Có 1e lớp ngoài cùng

- Có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.

- Có 2e lớp ngoài cùng

- Có 3 kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối, lập phương tâm diện và lục phương.

Tính chất vật lý

- Khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

- Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy biến đổi không theo xu hướng nhất định.

Tính chất hóa học

- Tính khử rất mạnh

M ⟶ M+ + 1e

- Tính khử mạnh

M ⟶ M2+ + 2e

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: $E_{N a^{+} / N a}^0=-2,713 \mathrm{~V}<E_{M g^{2+} / M g}^0=-2,356 \mathrm{~V}<E_{C u^{2+} / \mathrm{Cu}}^0=0,34 \mathrm{~V}$

Do đó tính khử của kim loại $\mathrm{Na}>\mathrm{Mg}>\mathrm{Cu}$.
Sắp xếp theo dãy tăng dần tính khử của kim loại là: $\mathrm{Cu}, \mathrm{Mg}, \mathrm{Na}$.
b) Ta có thế điện cực chuẩn của Na và Mg đều nhỏ hơn $E_{2 \mathrm{H}_2 \mathrm{O} / 2 \mathrm{OH}^{-}+\mathrm{H}_2}=-0,413 \mathrm{~V}$ ở $\mathrm{pH}=7$. Do đó, Na và Mg đều tác dụng được với nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

Khi cho soda (Na2CO3) vào dung dịch Na2CO3 phân li tạo thành 2 ion: Na+ và \(CO_3^{2-}\) Cation Ca2+ và Mg2+ bị tách ra khỏi dung dịch theo phương trình hóa học:

Ca2+(aq) + (aq) ⟶ CaCO3(s)

Mg2+(aq) + (aq) ⟶ MgCO3(s)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

- Trích nhỏ mẫu thử rồi đánh số thứ tự.

- Cho quỳ tím vào từng mẫu thử.

+ Mẫu thử làm quỳ tím chuyển màu xanh là: Na2CO3

Na2CO3 ⟶ 2Na+ + \(CO_3^{2-}\)

\(CO_3^{2-}\) + H2O ⇌ + OH

+ Các mẫu thử không làm quỳ tím chuyển màu là: CaCl2, BaCl2, KCl, NaCl

- Dùng que platinum sạch nhúng vào từng mẫu thử còn lại rồi đưa lên ngọn lửa đèn khí.

+ Mẫu thử cho ngọn lửa màu đỏ cam là: CaCl2

+ Mẫu thử cho ngọn lửa màu lục là: BaCl2

+ Mẫu thử cho ngọn lửa màu tím là: KCl

+ Mẫu thử cho ngọn lửa màu vàng là: NaCl

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)