Bài 18. Hàm số y = ax² (a ≠ 0)

Bài tập 6.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 8)

Hướng dẫn giải

a) Công thức tính thể tích lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh a (cm) và chiều cao 10cm là: \(V = 10.{a^2}\) \(\left( {c{m^3}} \right)\)

Với \(a = 2cm\) thì ta có: \(V = {10.2^2} = 40\left( {c{m^3}} \right)\)

b) Nếu tăng độ dài cạnh đáy lên hai lần thì độ dài mới của cạnh đáy là 2a.

Thể tích lăng trụ đứng mới là: \({V_1} = 10.{\left( {2a} \right)^2} = 40{a^2}\left( {c{m^3}} \right)\)

Ta có: \(\frac{{{V_1}}}{V} = \frac{{40{a^2}}}{{10{a^2}}} = 4\), suy ra \({V_1} = 4V\).

Vậy nếu độ dài cạnh đáy tăng lên hai lần thì thể tích của lăng trụ tăng lên 4 lần.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 8)

Hướng dẫn giải

a) Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh a là: \(S = 6{a^2}\left( {c{m^2}} \right)\).

b) Với \(S = 54c{m^2}\) thay vào công thức \(S = 6{a^2}\) ta có: \(54 = 6.{a^2} \Rightarrow {a^2} = 9 \Rightarrow a = 3\) (do \(a > 0\))

Vậy với một hình lập phương có diện tích toàn phần là \(54c{m^2}\) thì độ dài cạnh là 3cm.

Chú ý khi giải: Độ dài cạnh của hình lập phương luôn lớn hơn 0.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 8)

Hướng dẫn giải

a) Lập bảng một số giá trị tương ứng giữa x và y:

x-1-0,500,51
y = 3x230,7500,753

Biểu diễn các điểm (–1; 3); (–0,5; 0,75); (0; 0); (0,5; 0,75) và (1; 3) trên mặt phẳng tọa độ Oxy và nối chúng lại ta được đồ thị của hàm số y = 3x2 như hình vẽ dưới đây:

b) Lập bảng một số giá trị tương ứng giữa x và y:

x-3-1013
\(y=-\dfrac{1}{3}x^2\)-3\(-\dfrac{1}{3}\)0\(-\dfrac{1}{3}\)-3

Biểu diễn các điểm (–2; 2); (–1; 0,5); (0; 0); (1; 0,5) và (2; 2) trên mặt phẳng tọa độ Oxy và nối chúng lại ta được đồ thị của hàm số \(y=-\dfrac{1}{3}x^2\) như hình vẽ dưới đây:

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 8)

Hướng dẫn giải

a) Từ đồ thị hàm số ta có, điểm (1; 0,5) thuộc parabol \(y = a{x^2}\) nên: \(0,5 = a{.1^2} \Rightarrow a = 0,5\)

b) Với \(a = 0,5\) ta có: \(y = 0,5{x^2}\)

Thay \(x =  - 2\) vào hàm số \(y = 0,5{x^2}\) ta có: \(y = 0,5.{\left( { - 2} \right)^2} = 0,5.4 = 2\).

c) Thay \(y = 8\) vào hàm số \(y = 0,5{x^2}\) ta có: \(8 = 0,5{x^2} \Rightarrow {x^2} = 16 \Rightarrow x =  \pm 4\).

Các điểm thuộc parabol có tung độ \(y = 8\) là: \(\left( { - 4;8} \right);\left( {4;8} \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Hàm số \(y=-3x^2\) có \(-3 < 0\) nên đồ thị nằm phía dưới trục hoành.

Hàm số \(y = x^2) có \(1 > 0\) nên đồ thị nằm phía trên trục hoành.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 9)

Hướng dẫn giải

a)

Đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\) đi qua điểm \(\left( {3; - \frac{9}{2}} \right)\) nên ta có:

\( - \frac{9}{2} = a{.3^2} \Rightarrow a =  - \frac{1}{2}\).

Khi đó, \(y =  - \frac{1}{2}{x^2}\).

Ta có: \(H(2;-4,5)\); \(K(2;y_K)\)

Vì K thuộc đồ thị hàm số \(y =  - \frac{1}{2}{x^2}\) nên \(y_K = -\frac{1}{2}{2^2}= -2\) nên \(K(2;-2)\)

Từ đó ta có: \(HK = 4,5 - 2 = 2,5\left( m \right)\).

b) Cổng vòm có chiều cao bằng \(OI = 4,5m\) và chiều rộng \(AB = 6m\).

Với \(x = 1\) thì \(y =  - \frac{1}{2}{.1^2} =  - \frac{1}{2}\).

Vì \(4,5 - \left| { - \frac{1}{2}} \right| > 3\) nên xe tải này có thể đi qua cổng vòm được.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)