Bài 16. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho động vật thủy sản

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Các loại thức ăn cho tôm, cá: Cỏ, thức ăn viên (cám, thịt viên sấy khô), trùn chỉ, cá tạp, các thức ăn thừa của người.

Ưu điểm: Có hàm lượng thành phần dinh dưỡng đa dạng, đảm bảo cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tôm cá, tăng trưởng nhanh, sinh sản mạnh.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Hầu hết các thức ăn đều có thành phần dinh dưỡng giống nhau: Nước, Protein, lipid, carbohydrate, vitamin, khoáng nhưng tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng trong từng loại thức ăn lại khác nhau. Thức ăn có nguồn gốc động vật (bột cá, bột thịt, bột máu,...), thức ăn tươi sống (trùn chỉ, động vật phù du, cá nhỏ,...) thường có hàm lượng Protein cao. Thức ăn có nguồn gốc thực vật thường kém thu hút hơn thức ăn có nguồn gốc động vật, khó tiêu hoá hơn do có chứa các chất kháng dinh dưỡng. Đối với các chất bổ sung, phụ gia và một số nguyên liệu đặc biệt có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Thức ăn cho đối với tôm giống cần có hàm lượng lipid thô tối thiểu rất thấp, lượng carbohydrate tối đa ít hơn rô phi, xơ tương đối thấp, khoáng cao và cần có Ethoxyquin, phù hợp làm giống

Thức ăn cho đối với rô phi thương phẩm cần protein thô thấp, lipid thô thấp, carbohydrate cao, xơ cao, khoáng cao, và có cả lượng Ethoxyquin. => Chủ yếu phát triển thịt chắc

Thức ăn cho cá tầm thương phẩm có lượng protein thô khá cao, lipid thô rất cao, carbohydrat thô khá thấp, xơ rất thấp, khoáng thấp hơn 3 loài kia, và cần bổ sung Ethoxyquin => Phát triển thịt, mỡ và có độ béo.

Thức ăn cho cá song giống có hàm lượng Protein thô cực cao, lipid thô thấp, carbohydrate thô thấp, xơ tương đối thấp, khoáng cao và không bổ sung Ethoxyquin. => Phát triển theo hướng giàu đạm.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Các nhóm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản:

- Thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn bổ sung

- Thức ăn tươi sống

- Nguyên liệu thức ăn

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Các loại thức ăn có thể có trong ao nuôi cá:

- Thực vật phù du: Tảo khuê, tảo lục, tảo lam...

- Động vật phù du: Luân trùng, trứng nước, giáp xác chân chèo...

- Sinh vật đáy: Giun, ốc, ấu trùng côn trùng...

- Cá con

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

1. Nguyên liệu từ thực vật:

- Cám gạo: Nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ, giàu protein và carbohydrate.

- Bột bắp, bột mì: Cung cấp năng lượng cho cá.

- Rau xanh, bèo, cỏ: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.

- Trái cây, quả hạch: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất béo.

2. Nguyên liệu từ động vật:

- Cá tạp, tép, ốc: Cung cấp protein, chất béo và khoáng chất.

- Bột cá, bột tôm: Cung cấp protein, chất béo và khoáng chất.

- Dầu cá: Cung cấp axit béo omega-3.

3. Phân bón hữu cơ:

- Phân chuồng hoai mục: Cung cấp vi sinh vật có lợi và khoáng chất.

- Phân xanh: Cung cấp vi sinh vật có lợi và chất hữu cơ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)