Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 125)

Hướng dẫn giải

- Năm 2006, phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO chính thức kết nạp Việt Nam. Năm 2007, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định gia nhập WTO; Việt Nam trở thành thành viên của WTO

- Một số cơ hội của Việt Nam khi tham gia WTO:

Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Tham gia WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thụ và vận dụng cho chiến lược phát triển.

+ Tham gia WTO, vị thế của Việt Nam sẽ được nâng cao trong các mối quan hệ quốc tế; tạo nên thế và lực mới, sánh ngang hàng với các quốc gia thành viên của WTO trong việc biểu quyết những vấn đề liên quan đến WTO, đặc biệt trong quá trình giải quyết những vấn đề tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốc tế.

+ Gia nhập WTO là cơ hội để Chính phủ có thể xem xét những chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 125)

Hướng dẫn giải

1/

Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử gồm hai nội dung: đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.

- Quy chế đối xử tối huệ quốc (đối xử bình đẳng với các nước khác):

+ Các nước thành viên WTO không được phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình, nghĩa là nếu một nước thành viên trao cho một nước thành viên khác một đặc quyền thương mại nào đó (đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu; việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của các nước thành viên) thì cũng phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các thành viên còn lại của WTO ngay lập tức và không điều kiện (trừ những trường hợp được miễn).

+ Ngoại lệ của quy định này cho phép nếu các nước kí kết, đàm phán các hiệp định thương mại tự do, chẳng hạn như CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định thương . mại tự do Việt Nam – EU),... thì có thể dành cho nhau (nội bộ nhóm) những ưu đãi về thuế quan trọng các hiệp định thương mại tự do đó tốt hơn ưu đãi trong WTO mà không bị coi là vi phạm quy chế đối xử tối huệ quốc.

- Chế độ đối xử quốc gia (đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài với sản phẩm trong nước):

+ Nước thành viên sẽ dành cho sản phẩm tương tự, dịch vụ tương tự, nhà cung cấp tương tự của các nước thành viên khác của WTO những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình (quy định trên chỉ áp dụng khi một sản phẩm, dịch vụ hay một yếu tố sở hữu trí tuệ đã gia nhập vào thị trường nội địa).

+ Ngoại lệ của quy định này cho phép các thành viên WTO không cần áp dụng quy chế đối xử quốc gia trong mua sắm Chính phủ phục vụ cho mục đích tiêu dùng của Chính phủ (không phải để bán lại nhằm mục đích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại).

2/ 

- Trường hợp 1: Nước G và nước S đã không tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử. Bởi quy chế tối huệ quốc quy định:

+ Các nước thành viên của WTO không được phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình, nghĩa là nếu một nước thành viên trao cho một nước thành viên khác một đặc quyền thương mại nào đó (đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu;

+ Việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của các nước thành viên) thì cũng phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các thành viên còn lại của WTO ngay lập tức và không điều kiện (trừ những trường hợp được miễn).

- Trường hợp 2: nước V trong tình huống trên đã tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử.

+ Bởi theo chế độ đối xử quốc gia thì nước thành viên sẽ dành cho sản phẩm tương tự, dịch vụ tương tự, nhà cung cấp tương tự của các nước thành viên khác của WTO những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.

+ Do vậy, việc nước V xoá bỏ những biện pháp bảo hộ đối với hàng hoá và dịch vụ của nước mình, tạo điều kiện cho hàng hoá và dịch vụ của các nước thành viên khác của WTO vào nước mình được hưởng các quy chế như của nước mình là phù hợp.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 127)

Hướng dẫn giải

1/

- Nguyên tắc mở cửa thị trường quy định các nước thành viên WTO phải cam kết xoá bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế như cấm áp dụng biện pháp hạn chế về số lượng; giảm và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan; xoá bỏ hàng rào phi thuế quan.

- Các nước chỉ có thể hạn chế sản phẩm của các nước khác thông qua thuế quan hoặc các khoản thu khác mà không được cấm hay hạn chế (trừ những trường hợp thật cần thiết và mang tính chất tạm thời) việc xuất hay nhập khẩu các sản phẩm của nước mình hay của các nước khác thuộc WTO.

2/

- Trường hợp 1. Việc làm của Việt Nam là phù hợp với nguyên tắc mở cửa thị trường, vì nguyên tắc này quy định các nước thành viên WTO phải cam kết xoá bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế như: cấm áp dụng biện pháp hạn chế về số lượng; giảm và tiến tới xoá bỏ hàng rào phi thuế quan nên việc Việt Nam đã cam kết từng bước và tiến tới xoá bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá của các nước thành viên WTO được nhập khẩu với số lượng không hạn chế vào thị trường Việt Nam là phù hợp.

- Trường hợp 2, việc nước M đã đánh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cá da trơn của nước V ở mức cao nhất có thể là 30% nhằm hạn chế nhập khẩu số lượng mặt hàng này vào nước mình là phù hợp với nguyên tắc mở cửa thị trường. Vì các nước chỉ có thể hạn chế sản phẩm của các nước khác thông qua thuế quan hoặc các khoản thu khác mà không được cấm hay hạn chế (trừ những trường hợp thật cần thiết và mang tính chất tạm thời) việc xuất hay nhập khẩu các sản phẩm của nước mình hay của các nước khác thuộc WTO.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.c (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 128)

Hướng dẫn giải

1/ Nguyên tắc thương mại công bằng là thương mại quốc tế được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau giữa các thành viên của WTO, hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như bán phá giá (bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm), trợ cấp của Chính phủ dành cho hàng xuất khẩu,... nhằm mục đích chiếm thị phần.

2/

- Trường hợp 1. Việc làm của nước V là phù hợp với nguyên tắc thương mại công bằng của WTO. Vì theo nguyên tắc thương mại công bằng, thương mại quốc tế phải được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau giữa các thành viên của WTO, hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như bán phá giá, thực hiện trợ cấp của Chính phủ dành cho hàng xuất khẩu, ... nhằm mục đích chiếm thị phần. Nước V đã tính đủ, tính đúng giá thành sản xuất, chế biến, vận chuyển và các khoản phụ thu khác vào giá thành của sản phẩm gạo chất lượng cao để bán cho nước B là hoàn toàn phù hợp.

- Trường hợp 2. Việc làm của nước M trong trường hợp 2 là phù hợp với nguyên tắc thương mại công bằng của WTO. Bởi theo nguyên tắc thương mại công bằng được quy định trong Phụ lục 1A Các hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO năm 1995, trong đó quy định thương mại công bằng là thương mại quốc tế được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau giữa các thành viên của WTO, hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như bán phá giá (bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm), trợ cấp của Chính phủ dành cho hàng xuất khẩu,... nhằm mục đích chiếm thị phần.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.d (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 128)

Hướng dẫn giải

1/ Nguyên tắc minh bạch quy định để tránh sự tuỳ tiện và có thể dự đoán được trước đòi hỏi các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO.

2/ Để bảo đảm nguyên tắc minh bạch trong thương mại quốc tế, các nước thành viên của WTO phải thông báo và trả lời chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO.

3/

- Trường hợp 1. Việt Nam đã thực hiện đúng nguyên tắc minh bạch của WTO. Vì theo nguyên tắc minh bạch thì các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO để tránh sự tuỳ tiện và có thể dự đoán được trước.

- Trường hợp 2. Nước Q đã không thực hiện đúng nguyên tắc minh bạch của WTO, vì nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO, nhưng nước Q ban hành Luật Quản lí ngoại thương mà không thông báo cho các cơ quan giám sát và việc ban hành luật này sẽ có ảnh hưởng đến việc thực thi các hiệp định thương mại mà họ đã kí kết.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.e (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 129)

Hướng dẫn giải

1/

- Để khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế đối với các nước đang và chậm phát triển, trong các hiệp định của WTO có nhiều điều khoản dành cho các nước nói trên một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn (đối xử đặc biệt và đối xử ưu đãi).

- Các nước đang và chậm phát triển có thể được hưởng một số ưu đãi (như thời gian để thực hiện các cam kết dài hơn, được đối xử ưu ái hơn so với các nước phát triển...), được miễn thực hiện nghĩa vụ trong một thời gian nhất định, được trợ giúp về kĩ thuật, được hỗ trợ pháp lí từ phía Ban thư kí, được tham dự các khoá đào tạo về thương mại...

2/ Ở thông tin trên, việc Việt Nam được giúp đỡ để hoàn thiện hệ thống pháp luật là phù hợp với nguyên tắc của WTO dành cho các nước đang phát triển. Vì: Việt Nam là một nước đang phát triển và trong các hiệp định của WTO có nhiều điều khoản dành cho các nước đang và chậm phát triển một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn (đối xử đặc biệt và đối xử ưu đãi).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 131)

Hướng dẫn giải

1/ Các bên tham gia giao kết hợp đồng thương mại được:

+ Tự do giao kết hợp đồng (các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào trong việc giao kết hợp đồng).

+ Tự do lựa chọn đối tác;

+ Tự do thiết lập các điều khoản của hợp đồng và thoả thuận nội dung của hợp đồng, hình thức của hợp đồng (trừ những trường hợp mà pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế có quy định về hình thức hợp đồng);

+ Tự do chọn luật điều chỉnh, cơ quan giải quyết tranh chấp.

+ Cam kết, thoả thuận giữa các bên giao kết hợp đồng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không gây thiệt hại cho bên thứ ba, cho lợi ích công cộng, cho lợi ích của một trong các bên trong hợp đồng hoặc cả hai bên trong hợp đồng.

2/ Những nội dung của nguyên tắc tự do hợp đồng được thể hiện trong hợp đồng thương mại giữa Công ty X và Công ty V gồm:

+ Tự do lựa chọn đối tác (căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của đối tác), tự do thiết lập các điều khoản của hợp đồng, nội dung của hợp đồng (không bên nào ép buộc bên nào);

+ Tự do thoả thuận hình thức của hợp đồng (bằng văn bản);

+ Tự do lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng (không áp dụng Công ước Viên (CISG 1980) mà chọn luật của Singapore để điều chỉnh hợp đồng) và trọng tài (Trọng tài thương mại của Việt Nam) để giải quyết khi có tranh chấp.

+ Cam kết, thoả thuận giữa các bên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không gây thiệt hại cho bên thứ ba, cho lợi ích công cộng, cho lợi ích của một trong các bên trong hợp đồng hoặc cả hai bên trong hợp đồng.

3/ Trong trường hợp 2 chưa tuân thủ đúng về hình thức hợp đồng thương mại quốc tế. Vì cần có những hợp đồng rõ ràng, còn trường hợp trên thể hiện hành vi mập mờ trong giao dịch.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 132)

Hướng dẫn giải

1/ Nguyên tắc thiện chí và trung thực trong đó quy định: Các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại ở tất cả các giai đoạn (xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình) đều phải hoạt động với tinh thần thiện chí và trung thực, không bên nào được lừa dối bên nào.

2/

- Trong trường hợp 1, cả Công ty K và Công ty N đều hành động theo nguyên tắc thiện chí và trung thực, xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh thực tế mà Công ty K gặp phải; các bên đã có sự thoả thuận và gia hạn thời hạn thanh toán.

- Trong trường hợp 2, Công ty D tuân thủ, còn Công ty G vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại vì Công ty G biết rõ là mình không có khả năng thanh toán nhưng vẫn giao kết mua hạt điều. Như vậy, Công ty G đã lừa dối Công ty D.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.c (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 133)

Hướng dẫn giải

1/ Nguyên tắc giao kết và tuân thủ hợp đồng thương mại quốc tế đã giao kết được quy định.

- Hợp đồng thương mại hợp pháp, có hiệu lực có giá trị ràng buộc, bắt buộc các bên tham gia kí kết phải tôn trọng và thực hiện. Hợp đồng chỉ có thể được thay đổi, chấm dứt hiệu lực từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của chính hợp đồng đó hoặc theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp một bên không thực hiện các cam kết, thoả thuận vì hợp đồng được kí kết trên cơ sở lừa dối, xuyên tạc, lỗi, cưỡng ép, có sự bất bình đẳng về năng lực đàm phán giữa các bên kí kết hoặc trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản làm cho một bên không thể thực hiện được vì không lường trước được hoàn cảnh thay đổi hoặc vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của bên đó).

- Mọi cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

- Không thực hiện hợp đồng là việc một bên không hoàn thành một hoặc nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, kể cả việc thực hiện không đúng quy cách, thực hiện chậm so với quy định.

- Khi một bên không thực hiện hợp đồng thì:

+ Bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên không thực hiện: buộc phải thực hiện đúng hợp đồng, phải chịu phạt do vi phạm hợp đồng; buộc phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm (trừ những trường hợp được miễn trách nhiệm do xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; xảy ra sự kiện bất khả kháng; miễn trách nhiệm do các bên tư thoả thuận...

+ Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm).

+ Bên bị vi phạm cũng có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; huỷ bỏ hợp đồng, hoặc áp dụng các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế

2/ Ở trường hợp 1, việc làm của Công ty G không phù hợp với nguyên tắc tuân thủ hợp đồng thương mại đã giao kết vì hợp đồng thương mại giữa công G và Công ty A là hợp pháp, đã có hiệu lực (Công ty G đang thực hiện) có giá trị ràng buộc, bắt buộc các bên tham gia kí kết phải tôn trọng và thực hiện. Hợp đồng chỉ có thể được thay đổi, chấm dứt hiệu lực từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của chính hợp đồng đó hoặc theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Công ty G tự ý dừng, không tiếp tục thực hiện hợp đồng là sai.

3/ Ở trường hợp 2, Công ty D không phải chịu trách nhiệm khi đã không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng vì việc Công ty D không thực hiện được hợp đồng là do bất khả thi.

+ Theo quy định của pháp luật quốc tế thì hợp đồng thương mại hợp pháp, có hiệu lực có giá trị ràng buộc, bắt buộc các bên tham gia kí kết phải tôn trọng và thực hiện, trừ trường hợp một bên không thực hiện các cam kết, thoả thuận vì hợp đồng được kí kết trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản làm cho một bên không thể thực hiện được vì không lường trước được hoàn cảnh thay đổi hoặc vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của bên đó.

+ Công ty H không thể áp dụng chế tài đối với Công ty D vì nếu Công ty D chứng minh được việc Công ty D không thực hiện được hợp đồng là do xảy ra sự kiện bất khả kháng (Công ty D đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thực hiện được việc giao hàng đúng thời hạn theo quy định của hợp đồng).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 135)

Hướng dẫn giải

- Nhận định a. Đúng, vì theo chế độ đối xử quốc gia thì nước thành viên sẽ dành cho sản phẩm tương tự, dịch vụ tương tự, nhà cung cấp tương tự của các nước thành viên khác của WTO những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình, chứ không nói ngược lại.

- Nhận định b. Đúng, vì theo nguyên tắc mở cửa thị trường (tự do hoá thương mại từng bước và bằng con đường đàm phán) thì các nước chỉ có thể hạn chế sản phẩm của các nước khác thông qua thuế quan hoặc các khoản thu khác mà không được cấm hay hạn chế (trừ những trường hợp thật cần thiết và mang tính chất tạm thời) việc xuất hay nhập khẩu các sản phẩm của nước mình hay của các nước khác thuộc WTO.

- Nhận định c. Sai, vì nguyên tắc thương mại công bằng quy định thương mại quốc tế được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau giữa các thành viên của WTO, hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như bán phá giá (bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm), trợ cấp của Chính phủ dành cho hàng xuất khẩu, ... nhằm mục đích chiếm thị phần. Nguyên tắc trên không quy định lần đầu hay lần thứ mấy, tất cả các trường hợp Chính phủ đều không được trợ cấp cho bất kì mặt hàng nào.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)