Bài 16. Đường trung bình của tam giác

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Đường trung bình trong tam giác DEF là: cạnh MN.

Đường trung bình trong tam giác HIK là: cạnh BC, CA, AB.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Ta có AD = BD và D ∈ AB nên D là trung điểm của AB;

AE = EC và E ∈ AC nên E là trung điểm của AC.

Xét tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC, theo định lí Thalès đảo, ta suy ra DE // BC (đpcm).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Chứng minh tương tự HĐ1, ta có EF // AB.

Xét tam giác DEFB có DE // BF, EF // BD

=> DEFB là hình bình hành.

=> DE = BF (hai cạnh tương ứng)

Mà F là trung điểm của BC => BF = \(\frac{1}{2}\)BC

=> DE = \(\frac{1}{2}\)BC

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Tam giác ABC cân tại A nên \(\widehat B = \widehat C\)

Vì D và E lần lượt là trung điểm của AB, AC nên DE là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra DE // BC nên tứ giác DECB là hình thang.

Hình thang DECB có \(\widehat B = \widehat C\) nên tứ giác DECB là hình thang cân.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Trong tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC nên D ∈ AB; E ∈ AC và AD = BD; AE = EC.

Suy ra DE là đường trung bình của tam giác ABC.

Do đó \(DE = \frac{1}{2}BC\) suy ra BC = 2DE = 2 . 500 = 1 000 (m)

Vậy khoảng cách giữa hai điểm B và C bằng 1 000 m.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4.6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 83)

Hướng dẫn giải

a. Do H, K lần lượt là trung điểm cạnh DF, EF 

⇒ HK là đường trung bình của tam giác DEF.

⇒ DE = 2 HK = 2 \(\times\) 3 = 6.

b. Do M là trung điểm cạnh AB mà MN // AC (cùng vuông góc với AB)

⇒ MN là đường trung bình của tam giác ABC.

⇒ N là trung điểm của cạnh BC

⇒ y = NB = NC = 5.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4.7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 83)

Hướng dẫn giải

a) Vì M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC suy ra MN // BC hay MN // BP.

Tứ giác BMNC có MN // BP nên tứ giác BMNC là hình thang (đpcm).

b) Vì N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, BC nên NP là đường trung bình của tam giác ABC suy ra NP // AB hay NP // MB.

Tứ giác MNPB có MN // BP; BM // NP (chứng minh trên).

Do đó, tứ giác MNPB là hình bình hành.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4.8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 83)

Hướng dẫn giải

a) Vì AM là đường trung tuyến của tam giác ABC nên M là trung điểm của BC.

Ta có BE = DE và E ∈ BD nên E là trung điểm của BD.

Xét tam giác BCD có E, M lần lượt là trung điểm của BD, BC nên EM là đường trung bình của tam giác BCD.

Do đó DC // EM (tính chất đường trung bình).

b) Ta có D là trung điểm của AE (vì AD = DE, D ∈ AE).

Mà DI // EM (vì DC // EM).

Do đó DI là đường trung bình của tam giác AEM.

Suy ra I là trung điểm của AM.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4.9 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Vì ABCD là hình chữ nhật nên \(\widehat {BA{\rm{D}}} = {90^o}\) và hai đường chéo AC, BD bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.

Suy ra AB ⊥ AD; O là trung điểm của AC và BD.

Vì O, H lần lượt là trung điểm của BD và AB nên OH là đường trung bình của tam giác ABD.

Suy ra OH // AD mà AB ⊥ AD nên OH ⊥ AB hay \(\widehat {AHO} = {90^o}\)

Tương tự, ta chứng minh được: OK ⊥ AD hay \(\widehat {AK{\rm{O}}} = {90^o}\).

Ta có: \(\widehat {BA{\rm{D}}} + \widehat {AHO} + \widehat {AK{\rm{O}}} + \widehat {HOK} = {360^o}\)

90°+90°+90°+\(\widehat {HOK}\)=360°

270°+\(\widehat {HOK}\)=360°

Suy ra \(\widehat {HOK}\)=360°−270°=90°

Tứ giác AHOK có \(\widehat {BA{\rm{D}}}\)=90°;ˆAHO=90°; \(\widehat {AHO}\)=90°;\(\widehat {AK{\rm{O}}}\)=90o

Do đó, tứ giác AHOK là hình chữ nhật.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)