Bài 16: Cơ quan tuần hoàn

Chỉ dẫn hoạt động (SGK Tự nhiên và xã hội 3- Bộ sách Cánh Diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

Khi bạn hoặc ai đó bị đứt tay, em nhìn thấy máu ở vết thương

(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Thảo luận (1)

Quan sát 1 (SGK Tự nhiên và xã hội 3- Bộ sách Cánh Diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trong sơ đồ bên: Tim, các mạch máu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Tự nhiên và xã hội 3- Bộ sách Cánh Diều - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn đề bài,

VD: Nhịp đập của tim là 85 lần/phút.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Tự nhiên và xã hội 3- Bộ sách Cánh Diều - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Học sinh thực hiện theo hướng dẫn.

VD: Nhịp đập của mạch là 85 lần/phút

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Tự nhiên và xã hội 3- Bộ sách Cánh Diều - Trang 89)

Hướng dẫn giải

- Khi em vận động nhẹ, nhịp tim tương đối chậm. Vì lượng năng lượng tiêu hao sẽ ít nên tim chỉ cần đập chậm cũng đủ lượng máu để nuôi cơ thể.

- Khi em vận động mạnh, nhịp tim tăng. Vì khi đó, em sẽ dùng nhiều sức và năng lượng nên tim sẽ gia tăng nhịp đập để thúc đẩy máu được vận chuyển cung cấp khí ô xi và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Quan sát 2 (SGK Tự nhiên và xã hội 3- Bộ sách Cánh Diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Đường đi của máu trong sơ đồ trên là: 

- Vòng tuần hoàn nhỏ: Đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bo-nic rồi trở về tim.

- Vòng tuần hoàn lớn: Đưa máu chưa nhiều khí ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi cơ thể, đồng thời nhận khí các-bo-nic và các chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Tự nhiên và xã hội 3- Bộ sách Cánh Diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Cơ quan tuần hoàn có chức năng: vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể; vận chuyển máu từ các cơ quan của cơ thể về tim.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Quan sát 3 (SGK Tự nhiên và xã hội 3- Bộ sách Cánh Diều - Trang 91)

Hướng dẫn giải

- Trạng thái cảm xúc có lợi đối với cơ quan tuần hoàn: vui vẻ, thoải mái. Vì khi vui vẻ, thoải mái, các cơ quan tuần hoàn sẽ được thư giãn

- Trạng thái cảm xúc có hại đối với cơ quan tuần hoàn: tức giận, lo lắng. Vì khi tức giận, lo lắng, nhịp tim sẽ tăng cao, các cơ sẽ trong trạng thái căng 

(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Tự nhiên và xã hội 3- Bộ sách Cánh Diều - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Một số trạng thái cảm xúc có lợi đối với cơ quan tuần hoàn: vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái, ...

Một số trạng thái cảm xúc có hại đối với cơ quan tuần hoàn: buồn bã, tức giận, lo lắng, sợ hãi, ...

(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Thảo luận (1)

Quan sát 4 (SGK Tự nhiên và xã hội 3- Bộ sách Cánh Diều - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Hình 1: Thường xuyên vận động vừa sức

Hình 2: Tránh ngồi lâu

Hình 3: Chơi thể thao vừa sức

Hình 4: Tắm gội thường xuyên 

(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Thảo luận (1)