Bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 71)

Hướng dẫn giải

a. Thành tựu tiêu biểu:

- Kinh tế:

+ Miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất, xây dựng nền kinh tế tập trung, thống nhất.

+ Nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác đều có tốc độ phát triển khá.

+ Đời sống của nhân dân được cải thiện.

- Văn hóa - xã hội:

+ Miền Bắc đã xóa bỏ nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học.

+ Hệ thống y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật được phát triển.

+ Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được đẩy mạnh.

- Quân sự:

+ Quân và dân ta đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân và hải quân.

+ Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

b. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

- Nguyên nhân thắng lợi: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có sự kết hợp của nhiều yếu tố và mang ý nghĩa dân tộc, quốc tế sâu sắc.

+ Dân tộc:

Truyền thống yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam

+ Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

+ Miền Bắc đã xây dựng được bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho chiến đấu, sản xuất và chi viện cho miền Nam.

+ Quốc tế: Sự đoàn kết của ba nước Đông Dương cùng chống kẻ thù chung; sự ủng hộ, giúp đỡ và cổ vũ của các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc, Cu-ba....) cùng các lực lượng yêu chuộng hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thẳng lợi đã kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975), chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.

+ Thắng lợi này cũng mở ra kì nguyễn mới trong lịch sử Việt Nam: kỉ nguyên cả nước độc lập, thông. nhất và cũng đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Thắng lợi của nhân dân Việt Nam và sự thất bại của Mỹ còn tác động mạnh mẽ đến nội bộ nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh....

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.1.a (SGK Cánh Diều - Trang 72)

Hướng dẫn giải

- Thành tựu tiêu biểu của miền Bắc:

+ Nông nghiệp: Nông dân khai khẩn được nhiều diện tích ruộng đất bỏ hoang, đầy mạnh thâm canh tăng vụ, xây dựng mới và sửa chữa được nhiều công trình thuỷ nông. Năm 1956, miền Bắc sản xuất được 4,0 triệu tấn thóc, bình quân đầu người đạt 304 kg, cao gấp nhiều lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Nạn đói cơ bản được giải quyết.

+ Công nghiệp: Khôi phục và mở rộng sản xuất tại nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng: nhà máy dệt (Nam Định), nhà máy xi măng (Hải Phòng), các mỏ than ở Quảng Ninh,...; xây dựng các nhà máy cơ khí, diêm (Hà Nội),... Đến năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Các mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nông cụ,... được chú trọng sản xuất, bảo đảm nhu cầu tối thiểu của nhân dân, hệ thống mậu dịch và hợp tác xã mua bán mở rộng, trao đổi hàng hoá giữa các địa phương thuận lợi. Đến cuối năm 1957, miền Bắc có quan hệ buôn bán với 27 nước.

+ Giao thông vận tải: Khôi phục được gần 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn ki-lô-mét đường ô tô; xây dựng và mở rộng nhiều bến cảng ở Hải Phòng, Quảng Ninh,..., đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông

- Ý nghĩa của những thành tựu nhân dân miền Bắc đạt được: Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghãi vụ hậu phương lớn

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.1.b (SGK Cánh Diều - Trang 73)

Hướng dẫn giải

- Trong những năm 1958 – 1960, miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp: vận động nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã. Đến cuối năm 1960, công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp cơ bản hoàn thành, với trên 85% số hộ nông dân vào hợp tác xã.

- Đồng thời với cải tạo quan hệ sản xuất, miền Bắc cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế. Từ năm 1958, nhiều công trình quan trọng được xây dựng mới đã đi vào hoạt động, tiêu biểu là công trình thủy nông Bắc - Hưng – Hải, Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Khu Gang thép Thái Nguyên....

Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965), các ngành nghề đều dấy lên - phong trào thi đua sôi nổi. Đến năm 1965, nhiều hợp tác xã đã đạt và vượt mức 5 tấn thóc héc-ta, giá trị các ngành công nghiệp nặng (cơ khí, đóng tàu, sản xuất gang thép,...) tăng gấp 3 lần so với năm 1960.

- Những tiến bộ về kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, giáo dục, năm học 1959 1960, miền Bắc có 6 300 trường (với 2,5 triệu học sinh, sinh viên), đến năm học 1964 – 1965 tăng lên hơn 9.000 trường phổ thông (với hơn 2,6 triệu học sinh), hệ thống đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường (tăng gấp 2 lần so với năm học 1960-1961)

- Ý nghĩa thành tựu:

+ Miền Bắc đã hoàn thành quá độ lên chủ nghĩa xã hội về quan hệ sản xuất.

+ Nền kinh tế quốc dân được phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.

+ Miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

+ Góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.1.c (SGK Cánh Diều - Trang 74)

Hướng dẫn giải

- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc đóng vai trò là hậu phương lớn đối với sự nghiệp cách mạng cả nước: vừa là chỗ dựa về tinh thần, vừa thực hiện việc tiếp tế, chi viện thường xuyên cho cách mạng miền Nam.

- Từ năm 1959, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam trên bộ (dọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) được hình thành và ngày càng phát triển, dài hàng nghìn cây số, nối liền hậu phương với tiền tuyển. Chỉ trong 5 năm (1961 - 1965), hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men cùng nhiều đơn vị vũ trang và cán bộ được huấn luyện, đưa vào chiến trường miền Nam để tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng

- Ý nghĩa của việc xây dựng các tuyến đường Hồ Chí Minh:

+ Các tuyến đường Hồ Chí Minh là con đường huyết mạch nối liền miền Bắc với miền Nam, là con đường vận chuyển vũ khí, trang bị, lương thực, thuốc men chi viện cho chiến trường miền Nam.

+ Các tuyến đường Hồ Chí Minh góp phần quan trọng vào việc đánh thắng Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.2.a (SGK Cánh Diều - Trang 75)

Hướng dẫn giải

- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường khủng bố và sát hại những người yêu nước: mở chiến dịch “tổ cộng”, “diệt cộng”, thi hành Luật 10/59.... Cách mạng miền Nam đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách.

- Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Hội nghị nhấn mạnh: ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

- Có Nghị quyết của Đảng soi đường, từ tháng 2-1959, phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận).... đã nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh miền Nam, trở thành phong trào “Đồng khởi”, tiêu biểu nhất là ở Bến Tre (1-1960).

- Phong trào Đồng khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì: chuyển cách mạng từ thể giữ gìn lực lượng sang thể tiến công, đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960); tăng cường đoàn kết các lực lượng yêu nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.2.b (SGK Cánh Diều - Trang 76)

Hướng dẫn giải

- Để chống lại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ, quân dân miền Nam chiến đấu trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và bình vận.

- Mở đầu là chiến thắng Ấp Bắc ở Mỹ Tho. Ngày 2-1-1963, quân dân miền Nam đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” do cố vấn Mỹ chỉ huy. Chiến thắng Ấp Bắc đã mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc, lập công” trên khắp miền Nam.

 - Ý nghĩa: Quân dân miền Nam giành thắng lợi lớn ở Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi),... làm cho chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ bị phá sản.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1.a (SGK Cánh Diều - Trang 77)

Hướng dẫn giải

- Với ý chí “Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”, quân dân miền Nam đã chống Mỹ trên mọi mặt trận, giành nhiều thắng lợi, đặc biệt là thắng lợi về quân sự.

- Thắng lợi tiêu biểu của miền Nam trong chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ:

+ 1965: Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi). Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào "Tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam.

+ Hai mùa khô: 1965-1966 và 1966-1967: Làm thất bại 1 345 cuộc hành quân “tìm diệt” Quân Giải phóng và “bình định miền Nam của Mỹ cùng quân đội Sài Gòn; tạo thuận lợi cho việc mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

+ 1968: Tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, với trọng tâm là Sài Gòn và các đô thị miền Nam; diễn ra qua ba đợt: từ đêm 30-1 đến 25-2; tháng 5 và 6; tháng 8 và 9.

- Ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, làm cho phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam dâng cao; buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược, từng bước rút quân về nước; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam; chấp nhận đàm phán tại Pa-ri.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1.b (SGK Cánh Diều - Trang 78)

Hướng dẫn giải

- Sau thất bại của chiến lược Chiến tranh cục bộ, từ đầu năm 1969, chính quyền Mỹ áp dụng chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, rồi mở rộng ra toàn Đông Dương. Việt Nam hoá chiến tranh được tiến hành chủ yếu bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, phối hợp với hoả lực, hậu cần Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy.

- Trước bối cảnh đó, cả nước tiếp tục chống Mỹ, phối hợp với quân dân Cam-pu-chia và Lào chống kẻ thù chung trên mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.

- Sau chiến thắng Đường 9 – Nam Lào (1971), từ ngày 30-3 đến cuối tháng 6-1972, Quân Giải phóng mở cuộc Tiến công chiến lược, lấy Quảng Trị làm hướng chủ yếu, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam. Kết quả, Quân Giải phóng đã chọc thủng ba phòng tuyển mạnh nhất là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

- Ý nghĩa của cuộc Tiển công chiến lược năm 1972: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào nước Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, nhân dân Việt Nam có thêm lợi thế trên bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1.c (SGK Cánh Diều - Trang 79)

Hướng dẫn giải

- Thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong những năm 1965 – 1975:

+ Chi viện cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong cho chiến trường miền Nam

+ Bắn rơi máy bay Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại.

+ Bắn cháy, bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại.

- Vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Miền Bắc đóng vai trò vô cùng quan trọng, là hậu phương lớn và tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quân dân miền Bắc đã lập nhiều thành tích, đặc biệt là trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng,... Với việc bắn rơi 81 máy bay (trong đó có 34 chiếc B-52, 5 chiếc F-111), thắng lợi này có ý nghĩa như trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1-1973

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2 (SGK Cánh Diều - Trang 80)

Hướng dẫn giải

- Cuối tháng 3-1973, Mỹ đã rút quân khỏi miền Nam nhưng thực chất vẫn tiếp tục chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, tích cực viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

- Thực hiện Nghị quyết 21 (7-1973) của Đảng, từ cuối năm 1974 – đầu năm 1975, quân dân miền Nam tiến hành các hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, mở rộng vùng giải phóng. Tháng 1-1975, chiến dịch Đường 14 – Phước Long thắng lợi, mở ra thời cơ tiến công chiến lược giải phóng miền Nam.

- Cũng từ cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra - kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975–1976), nhưng nhấn mạnh: “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ tới vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975". Kế hoạch giải phóng miền Nam được thực hiện qua ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh.

- Từ ngày 4-3, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu. Quân Giải phóng đánh nghỉ bình ở Plây-ku và Kon Tum, sau đó đánh trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột (10-3). Ngày 24-3, chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chuyển sang giai đoạn cuối: Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

- Trong khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, từ ngày 21 đến ngày 29-3, chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra và giành thắng lợi. Nhiều tỉnh, các đảo miền Trung và các địa phương phía nam Tây Nguyên được giải phóng

Đúng 17 giờ ngày 26-4, chiến dịch Hồ Chí Mình bắt đầu. Năm cánh quân của Quân Giải phòng vượt qua tuyển phòng thủ vòng ngoài của đối phương, tiến vào trung tâm, đánh. chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. 

- 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, xe tăng và bộ bình Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh và nội các phải đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày. lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

- Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, đã hoàn thành trọn vẹn mục tiêu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra; giải phóng toàn bộ miền Nam, chấm dứt 21 năm chia cắt đất nước, đưa đến sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, vùng biển; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn bộ Tổ quốc Việt Nam.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)