- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường khủng bố và sát hại những người yêu nước: mở chiến dịch “tổ cộng”, “diệt cộng”, thi hành Luật 10/59.... Cách mạng miền Nam đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách.
- Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Hội nghị nhấn mạnh: ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
- Có Nghị quyết của Đảng soi đường, từ tháng 2-1959, phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận).... đã nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh miền Nam, trở thành phong trào “Đồng khởi”, tiêu biểu nhất là ở Bến Tre (1-1960).
- Phong trào Đồng khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì: chuyển cách mạng từ thể giữ gìn lực lượng sang thể tiến công, đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960); tăng cường đoàn kết các lực lượng yêu nước.