Bài 14. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại.

Câu hỏi 9 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Những kim loại có thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá – khử nhỏ hơn \(E^o_{Cu^{2+}\text{/}Cu}=0,34V\) có khả năng đẩy được đồng ra khỏi dung dịch CuSO4 1 M.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 10 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ có thể dùng bột lưu huỳnh để xử lí thuỷ ngân. Do thuỷ ngân có thể tác dụng ngay với lưu huỳnh ở điều kiện thường tạo thành chất rắn khó bay hơi, dễ dàng thu gom, xử lí.

Hg (l) + S (s) → HgS(s)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Dây điện cao thế thường làm bằng kim loại nhôm mà không làm bằng kim loại đồng vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, phòng tránh được gãy, đổ cột điện. Ngoài ra, giá thành của kim loại nhôm cũng rẻ hơn so với kim loại đồng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Các kim loại thiếc, kẽm có thể phản ứng với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2 chuyển hết về dạng ion hoà tan dễ rửa trôi. Do đó, chỉ cần rửa sạch kim loại sau phản ứng sẽ thu được kim loại tinh khiết.

Phương trình hoá học:

Sn(s) + Cu(NO3)2(aq) → Sn(NO3)2(aq) + Cu(s)

Zn(s) + Cu(NO3)2(aq) → Zn(NO3)2(aq) + Cu(s)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)