Bài 14. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại.

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 75)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại: đa số các nguyên tử kim loại có số electron lớp ngoài cùng là 1, 2, 3.

- Kim loại có những tính chất vật lí chung: tính ánh kim, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính dẻo.

- Tính chất hoá học của kim loại: hầu hết các kim loại có thể phản ứng với phi kim, với dung dịch acid; một số kim loại có thể phản ứng được với nước, với dung dịch muối.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Nguyên tử

Na

Mg

Al

Fe

Cu

Zn

Số electron lớp ngoài cùng

1

2

3

2

2

2

Nhận xét: Các nguyên tử kim loại như Na, Mg, Al, Fe, Cu, Zn có số electron lớp ngoài cùng là 1, 2 hoặc 3.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Liên kết kim loại

Liên kết ion

Liên kết cộng hoá trị

Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị chuyển động tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.

Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Nhờ có tính ánh kim mà vàng được dùng để làm đồ trang sức. Ngoài ra, nhờ tính dẻo mà vàng có thể được kéo sợi, dát mỏng … tạo thành những đồ trang sức có những hình dạng và mẫu mã đẹp như ý muốn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Khi tác dụng một lực cơ học đủ mạnh lên tấm kim loại, tấm kim loại sẽ bị dát mỏng hơn.

Điều này được giải thích do kim loại có tính dẻo. Tính dẻo này có được nhờ các electron tự do liên kết các lớp mạng trong tinh thể với nhau và chúng có thể trượt lên nhau khi chịu tác dụng của một lực cơ học nhưng không tách rời nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 78)

Hướng dẫn giải

a) Kim loại tungsten (W) chịu được nhiệt độ cao và có nhiệt độ nóng chảy cao nên được dùng để làm dây tóc bóng đèn.

b) Lõi dây điện được làm bằng đồng vì dẫn điện tốt, độ dẻo cao, giá thành phù hợp. Cụ thể:

- Nhiệm vụ của dây dẫn điện là truyền điện từ nguồn điện đến vật tiêu thụ điện để phục vụ đời sống con người nên lõi của nó phải là chất dẫn điện.

- Mặc dù vàng, bạc và đồng đều là chất dẫn điện tốt (tốt nhất là vàng, đến bạc rồi mới đến đồng) nhưng vàng và bạc là những kim loại quý hiếm nên đắt, còn đồng có nhiều hơn. Ngoài ra, đồng vừa dẻo, vừa dai nên dễ kéo thành những sợi nhỏ nhưng vẫn bền và giá thành rẻ hơn vàng, bạc nhiều.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 78)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Kim loại có \(E^o_{M^{n+}\text{/}M}\) <0 có thể phản ứng với dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 79)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Kim loại có \(E^0_{M^{n+}\text{/}M}< -0,42V\) có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường giải phóng khí H2.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)