- Hãy nêu những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội của các nước Mỹ La-tinh giai đoạn 1945 - 1991.
- Hãy xác định trên hình 12.1 vị trí của các quốc gia diễn ra những cuộc cách mạng tiêu biểu trong giai đoạn này.
- Hãy nêu những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội của các nước Mỹ La-tinh giai đoạn 1945 - 1991.
- Hãy xác định trên hình 12.1 vị trí của các quốc gia diễn ra những cuộc cách mạng tiêu biểu trong giai đoạn này.
- Hãy lập bảng niên biểu về các sự kiện chính của cách mạng Cu-ba (1953 - 1959). Từ tư liệu 12.4, hãy cho biết người dân có thái độ như thế nào khi Chính quyền Ba-ti-xia (Batista) bị lật đổ, cách mạng Cu-ba thắng lợi.
- Em có đánh giá gì về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba? Theo em, thành tựu nào đáng chú ý nhất? Tại sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTháng 3/1952, Ba-ti-xta thiết lập nền độc tài tàn bạo, tham thũng
Ngày 26/07/1953, Phi-đen Cát-xto-ro lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn-ca-da, mở ra thời kì đấu tranh vũ trang
Ngày 1/1/1959, chế độ Ba-ti-xta bị lật đổ, cách mạng Cuba thắng lợi, là một cột mốc quan trọng trong lịch sử Cuba khi chế độ độc tài Batista bị lật đổ, cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Cuba giành thắng lợi, chấm dứt năm thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Đây là một trong những sự kiện chính trị có sức ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ Latinh trong thế kỷ 20.
Mặc dù bị bao vây, cấm vận nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Cu-ba cũng đạt được nhiều thành tựu: xây dựng nền công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lí, nền nông nghiệp đa dạng, y tế, văn hoá, thể thao phát triển mạnh, tỉ lệ người biết chữ cao nhất trong các nước Mỹ La-tinh (96%)
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Hãy nêu những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước của các quốc gia khu vực Mỹ La-tinh trong giai đoạn 1945 - 1991.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThành tựu:
- Một số nước Mĩ Latinh trở thành nước công nghiệp mới như: Braxin, Áchentina, Mêhicô.
- Trong những năm 50 - 70, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước Mĩ Latinh là 5,5%.
- Đối với Cuba, nước này đã xây dựng được một nền công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nền nông nghiệp với sản phẩm đa dạng và đạt thành tựu cao trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao.
Hạn chế:
- Sự suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động về chính trị.
- Mâu thuẫn xã hội, tham nhũng hạn chế sự phát triển kinh tế.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Hãy vẽ đường thời gian thể hiện các sự kiện chính của cách mạng Cu-ba (1953 - 1959).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Việt Nam và Cu-ba là hai đất nước có mối quan hệ khăng khít trong lịch sử. Hãy tìm hiểu những thông tin về mối quan hệ Việt Nam - Cu-ba và viết một đoạn văn ngắn về mối quan hệ này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNói về quan hệ Việt Nam - Cuba là nói về mối tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có trong quan hệ quốc tế. Gắn kết về lý tưởng cách mạng cao đẹp, đấu tranh vì độc lập, tự do đã tạo nên đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia giữa hai dân tộc nằm ở hai nửa Đông - Tây của địa cầu, vun đắp nghĩa tình sâu đậm đi qua hơn 60 năm cùng thăng trầm của lịch sử. Việt Nam có chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 lừng lẫy địa cầu; Cuba có thắng lợi cách mạng ngày 1/1/1959, sự kiện mang tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20 và làm thay đổi cục diện chính trị ở Mỹ Latinh. Những nét tương đồng trong tiến trình dựng nước, giữ nước và cùng truyền thống hào hùng vì độc lập, tự do, chủ quyền và quyền tự quyết của hai dân tộc, đã tạo nên nền tảng vững chắc cho mối quan hệ nghĩa tình đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba. Quan hệ đoàn kết truyền thống, ủng hộ và hợp tác toàn diện anh em Việt Nam - Cuba không ngừng được quan tâm củng cố, thúc đẩy và phát triển trên mọi lĩnh vực và hợp tác, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế. Trước tác động của đại dịch Covid-19, lãnh đạo cấp cao và các bộ, ngành hai nước tiếp tục duy trì trao đổi qua hình thức trực tuyến. Nhiều dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài và liên doanh giữa hai nước đã được thiết lập và đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp quan trọng của Việt Nam quan tâm đến thị trường Cuba và đã đến Cuba để tìm cơ hội hợp tác, đầu tư. Hiện Việt Nam là nước đầu tư lớn nhất ở khu vực châu Á – châu Đại Dương tại Cuba
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)