Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, vai trò và vị thế của khu vực ngày càng được nâng cao. Kinh tế Đông Nam Á phát triển ra sao? Các ngành kinh tế có đặc điểm gì nổi bật?
Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, vai trò và vị thế của khu vực ngày càng được nâng cao. Kinh tế Đông Nam Á phát triển ra sao? Các ngành kinh tế có đặc điểm gì nổi bật?
Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
- Tình hình phát triển
+ Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.
+ Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.
+ Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.
+ Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.
- Nguyên nhân phát triển: Các nước tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động cũng như thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài.
(Trả lời bởi Thanh An)
Khai thác thông tin mục 1 và hình 12.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của khu vực Đông Nam Á.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Nông nghiệp
- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.
- Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á. Các cây trồng chính ở Đông Nam Á là lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.
+ Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao; đứng hàng đầu thế giới là cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu. Cao su được trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam. Cọ dầu được trồng nhiều ở Inđônêxia và Malaixia. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan.
+ Cây ăn quả rất đa dạng (xoài, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối,....), được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực; là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước.
- Ngành chăn nuôi hiện đang được các nước Đông Nam Á chú trọng phát triển. Các vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á là: trâu, bò; lợn, gia cầm. Trong đó:
+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mianma, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam.
+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Philíppin, Thái Lan, Inđônêxia.
+ Chăn nuôi gia cầm phổ biến ở hầu hết các nước.
- Hiện nay, một số quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
b) Lâm nghiệp
- Là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia như Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam.
- Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng, đạt 302 triệu m3 năm 2020 (chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới).
- Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang hướng tới việc phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua các biện pháp, như:
+ Giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng;
+ Xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để hướng đến phát triển.
c) Thuỷ sản
- Thuỷ sản là ngành kinh tế truyền thống và được phát triển mạnh. Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.
- Các quốc gia sản xuất thuỷ sản lớn trong khu vực là Inđônêxia, Việt Nam và Philíppin.
- Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực là: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,...
- Hoạt động khai thác thuỷ sản của các quốc gia trong khu vực đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và bền vững thông qua áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đánh bắt toàn cầu. Suy giảm nguồn tài nguyên thuỷ sản là thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người dân trong khu vực.
- Một số quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Philíppin đang chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
(Trả lời bởi mori)
Khai thác thông tin mục 3, hãy trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
- Dịch vụ:
Ngày càng có vai trò quan trọng, được quốc gia khu vực chú ý phát triển:
+ Thương mại: Nội thương phát triển nhanh, thể hiện ở giá trị và khối lượng hàng hóa, hình thành các siêu thị, trung tâm thương mại,... Ngoại thương đóng vai trò then chốt với tất cả quốc gia trong khu vực.
+ Giao thông: Đường bộ được đầu tự, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuấ tăng nhanh. Đường sát, biển hàng không đang chú trọng phát triển.
+ Du lịch: Số lượng khách ngày càng tăng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế thu hut 393 tỉ USD vào GDP khu vực.
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Dựa vào bảng 12.2 hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á và thế giới trong giai đoạn 2000 - 2020. Nêu Nhận xét.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Vẽ biểu đồ:
b) Nhận xét:
- Trong giai đoạn 2000 - 2020, sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á và thế giới đều tăng. Cụ thể:
+ Sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á tăng: 5,4 triệu tấn.
+ Sản lượng cao su của thế giới tăng: 6,9 triệu tấn.
- Sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng cao su toàn thế giới. Cụ thể:
+ Năm 2000, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 74.6% sản lượng toàn cầu.
+ Năm 2010, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 74.1% sản lượng toàn cầu.
+ Năm 2020, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 76.4% sản lượng toàn cầu.
(Trả lời bởi mori)
Tìm hiểu về thông tin một sản phẩm xuất khẩu của Đông Nam Á.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.
- Năm 2020, sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á đạt 190,1 triệu tấn (chiếm khoảng 24,7% sản lượng lúa gạo toàn cầu). Inđônêxia là nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á (54,6 triệu tấn, đứng thứ ba thế giới năm 2020).
- Hiện nay, Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)