Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác Van der Waals

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 67)

Hướng dẫn giải

Liên kết mà các nguyên tử sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet được gọi là liên kết cộng hóa trị

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 67)

Hướng dẫn giải

Nguyên tử bị thiếu bao nhiêu electron thì bỏ ra bấy nhiêu electron để góp chung electron với các nguyên tử khác => Đạt cấu hình eleectron bền vững của khí hiếm

Ví dụ:

- Nguyên tử O cần nhận thêm 2 electron => Bỏ ra 2 electron để góp chung

- Nguyên tử Cl và H cần nhận thêm 1 electron => Mỗi nguyên tử bỏ ra 1 electron để góp chung

- Nguyên tử N cần nhận thêm 3 electron => Bỏ ra 3 electron để góp chung

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Hướng dẫn giải

Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Hướng dẫn giải

Liên kết hydrogen < Liên kết cộng hóa trị < Liên kết ion

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Hướng dẫn giải

Do H2O có liên kết Hidro còn H2S không có nên nhiệt độ sôi của H2O cao hơn H2S.

(Trả lời bởi Trịnh Long)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Hướng dẫn giải

- Phân tử NH3 có khả năng liên kết hydrogen liên phân tử do N có độ âm điện cao

- Phân tử CH4 không có khả năng liên kết hydrogen liên phân tử do C có độ âm điện thấp

=> Phân tử NH3 có nhiệt độ sôi cao hơn và khả năng hòa tan trong nước tốt hơn soi với CH4

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 69)

Hướng dẫn giải

- Trong phân tử nước có 2 nguyên tử H liên kết với O => 2 nguyên tử H này tham gia liên kết hydrogen với 2 nguyên tử O của 2 phân tử nước khác

- Nguyên tử O còn 2 cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết => Mỗi cặp electron hóa trị sẽ liên kết hydrogen với nguyên tử H của phân tử nước khác

=> Một phân tử nước có thể tạo được liên kết hydrogen tối đa với 4 phân tử nước

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 69)

Hướng dẫn giải

Nên tránh ướp lạnh các lon bia, nước giải khát, … trong ngăn đá của tủ lạnh vì:

Khi cho vào ngăn đá tủ lạnh, nước chuyển từ trạng thái lỏng thành trạng thái rắn. Ở trạng thái rắn nước có cấu trúc tinh thể phân tử với bốn phân tử H2O phân bố ở bốn đỉnh của một tứ diện đều, bên trong là cấu trúc rỗng.

⇒ Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng.

⇒ Có thể làm biến dạng các lon bia, nước giải khát dẫn đến nổ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 69)

Hướng dẫn giải

Trong phân tử, các electron chuyển động không ngừng

=> Khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các lượng cực tạm thời, bên nào tập trung nhiều electron hơn thì mang điện tích âm và ngược lại

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 70)

Hướng dẫn giải

Các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng hút nhau bằng lực ngược dấu

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)