Bài 11. Bình đẳng giới trong đời sống xã hội.

Luyện tập 4 (SGK Cánh Diều - Trang 83)

Hướng dẫn giải

a. - Trường hợp 1: Giải thích nói cho chồng hiểu về bình đẳng giới đồng thời khuyên anh nên tìm hiểu về vấn đề chính trị, bình đẳng giới trong đời sống xã hội.

- Trường hợp 2: Trao đổi riêng với cô giáo chủ nhiệm để chia sẻ ý kiến: cả lớp nên giúp đỡ, chia sẻ công việc với nhau thay vì để bạn nam làm công việc đó 1 mình

- Trường hợp 3: Giải thích với bạn thân:

+ Giữa nam và nữ có những điều kiện khác biệt nhất định về thể chất, sức khỏe, tâm sinh lí,… do đó, không nên hiểu khái niệm bình đẳng giới theo hướng: Bình đẳng giới là yêu cầu nam giới làm những công việc của phụ nữ và ngược lại.

+ Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

b. Bố mẹ D chưa có nhận thức đúng về bình đẳng giới. Nếu là D em sẽ thuyết phục bố mẹ vì công việc giờ không phân biệt nam nữ mà chuyên môn, công việc đều ngang hàng với nhau, không vì nam nữ mà lựa chọn công việc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh Diều - Trang 83)

Hướng dẫn giải

- Mục đích: Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

- Đối tượng dự thi: Tất cả các lớp của trường bắt buộc tham gia. Mỗi lớp là một đội dự thi.

- Thời gian:

+ Thời gian phát động: thứ Hai (09/10/2023).

+ Thời gian tiến hành: 1 tuần (từ 09/10/2023 đến 14/10/2023). 

+ Thời gian nộp sản phẩm: Từ ngày phát động đến trước 17h00 thứ Bảy (14/10/2023).

+ Thời gian chấm sản phẩm: Dự kiến thứ Hai (16/10/2023).

+ Thời gian thuyết trình: Dự kiến thứ Tư (18/10/2023).

+ Thời gian công bố kết quả: Dự kiến thứ Sáu (20/10/2023).

- Thể lệ: Mỗi lớp tiến hành xây dựng 01 tác phẩm (bức vẽ hoặc thông điệp):

- Nội dung: Tranh vẽ và thông điệp về thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

- Hình thức:

+ Tác phẩm được trình bày trên giấy A0.

+ Tác phẩm dán trước lớp trên cửa sổ bằng băng keo trong.

+ Đối với bức vẽ: Ghi rõ lớp, tên gọi của tác phẩm dự thi.

Sản phẩm tham khảo: Bình đẳng giới và nói không với bạo lực học đường

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 83)

Hướng dẫn giải

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì bình đẳng giới là 1 lĩnh vực trong đời sống xã hội và gia đình cần được pháp luật bảo vệ. Với mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ và thiết lập, củng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nam nữ, cùng với bình đẳng giới thì bạo lực gia đình là một trong những hành vi bị nghiêm cấm về bình đẳng giới trong gia đình để phát triển mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và được thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển: Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng trong thù lao công việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội ( bình đẳng trong tiếng nói)

Xã hội ngày nay ngày càng phát triển, vai trò, vị trí của phụ nữ, trẻ em ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng “ Trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Đây là hệ quả xấu đối với nam giới, là rào cản trong quá trình thực hiện bình đẳng giới. Sự bất bình đẳng vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực như về: quyền lợi, nghĩa vụ, phân công lao động, cơ hội việc làm, tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ. Muốn mọi người nhận thức tốt về bình đẳng giới thì trước hết:

Cái nền tảng đầu tiên là phải giáo dục ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cần phải dạy cho các bé trai phải biết tôn trọng bé gái và phải hiểu rằng các bạn gái là phái yếu khi chơi đùa với nhau cần nhẹ nhàng, không bạo lực, việc dạy dỗ tính cách của 1 đứa trẻ cần qua 1 quá trình dài, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Qua đó khi trẻ trưởng thành trẻ sẽ hiểu rằng vai trò của mình là phải che chở và bảo vệ cho phụ nữ chứ không phải làm những điều không tôn trọng phụ nữ, làm những điều mà phụ nữ không thích, làm những cái mà phụ nữ không muốn. Bên cạnh đó cần phải dạy cho các bé có nhận thức sớm và đúng về vấn đề giới tính ngay từ khi còn bé, từ khi ở trong ghế nhà trường, để giúp cho sự nhận thức, hành vi đúng đắn, biết được danh giới, giới hạn nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, gia đình là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng 1 xã hội bình đẳng giới trong tương lai, trong gia đình mặc dù phụ nữ là phái yếu thì phải được che chở, bảo vệ nhưng dù là nam hay nữ cũng cần sự tôn trọng, phải lắng nghe suy nghĩ của đối phương chia sẻ bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện ( Hiện đại hóa- công nghiệp hóa hiện nay), bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng giới, được hành động bình đẳng là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây thể chế gia đình bền vững.

Chính vì vậy cần cải thiện và nâng cao nhận thức của từng cá nhân Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…

Trong đó, trọng tâm là Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007, bình đẳng giới trước hết là bình đẳng về cơ hội việc làm, bình đẳng trong đối xử như trả công lao động, các chế độ trợ cấp, phúc lợi, vị thế trong gia đình và trong xã hội… Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống XH và gia đình, biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, trách nhiệm của chính quyền , tổ chức, gia đình, cá nhân trong thực hiện bình đẳng giới.

Bên cạnh đó Luật phòng chống bạo lực có hiệu lực thi hành từ 1/7/2008, quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ hỗ trợ  nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và không phải là việc riêng của từng gia đình; bằng sự tác động của luật pháp, các nạn nhân được bảo vệ, hành vi bạo lực gia đình cần phải được ngăn chặn kịp thời.

Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục về bình đẳng giới đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển gia đình, cộng đồng xã hội

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sử giới năm 2020 được diễn ra từ ngày 15/11/2020 đến ngày 15/12/2020 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”.

Chúng ta cần làm tốt những thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới sau:

1, Hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020

2, Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

3, Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương

4, Hãy hành động để chấm dứt xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.

5, Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng.

6, Im lặng không phải là cách đề bảo vệ bản thân và nạn nhân bị bạo lực, xâm hại.

7, Hãy tố cáo khi bị quấy rối tình dục.

8, Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.

9, Hãy lên tiếng khi bị bạo lực. Mọi người sẽ giúp bạn!

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)