Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 67)

Hướng dẫn giải

- Trao đổi chất ở tế bào là quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào.

- Những loại chất có thể đi qua và không thể đi qua được lớp kép phospholipid:

+ Những loại chất có thể đi qua được lớp kép phospholipid là các chất tan trong lipid, các chất có kích thước nhỏ, không phân cực.

+ Những loại chất không thể đi qua lớp kép phospholipid là các chất không tan trong lipid, các chất phân cực, các chất có kích thước lớn.

- Giải thích: Do lớp kép phospholipid có tính kị nước, không phân cực nên chỉ những chất không phân cực và các phân tử có kích thước nhỏ mới có thể đi qua.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 67)

Hướng dẫn giải

• Đặc điểm của vận chuyển thụ động:

- Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất thấp – xuôi chiều gradient nồng độ.

- Không tiêu tốn năng lượng.

- Các chất có thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid hoặc qua các protein xuyên màng.

• Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường:

 

Thành phần (màng tế bào) tham gia

khuếch tán

Đặc điểm chất khuếch tán

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán

Khuếch tán

đơn giản

Lớp kép phospholipid.

Không phân cực và có kích thước nhỏ.

Phụ thuộc vào bản chất khuếch tán, sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và bên ngoài cũng như thành phần hóa học của lớp phospholipid kép.

Khuếch tán tăng cường

Kênh protein chuyên biệt – protein xuyên màng.

Các chất không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid của màng tế bào như các ion, các chất phân cực, các amino acid,…

Không chỉ phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán mà còn phụ thuộc vào số lượng kênh protein đóng mở trên màng. Ngoài ra, sự khuếch tán của các ion qua các kênh protein còn phụ thuộc vào sự chênh lệch về điện thế giữa hai phía của màng.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 67)

Hướng dẫn giải

Tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất thông qua quá trình thẩm thấu. Sở dĩ, nước có thể thẩm thấu vào tế bào rễ cây vì tế bào của rễ cây có không bào trung tâm lớn, chứa nhiều chất tan nên có áp suất thẩm thấu cao hơn so với môi trường đất.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 67)

Hướng dẫn giải

Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào.

Nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương thì sẽ có một áp lực lên màng tế bào làm cho tế bào động vật có thể vỡ do nước từ bên ngoài tế bào sẽ đi vào trong tế bào tạo nên. Tế bào thực vật nhờ có thành tế bào tạo nên lực cản chống lại sự khuếch tán của các phân tử nước vào tế bào vì nước chỉ đi vào một mức độ nhất định làm trương tế bào.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 68)

Hướng dẫn giải

- Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và cần tiêu tốn năng lượng.

- Vận chuyển chủ động xảy ra khi:

+ Cần vận chuyển chất tan ngược chiều gradien nồng độ

+ Có sự hỗ trợ của các “máy bơm” đặc hiệu

+ Có năng lượng để khởi động “máy bơm”

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)