Liên hệ với bản thân và cho biết em có phù hợp với các ngành nghề trong chăn nuôi không? Vì sao?
Liên hệ với bản thân và cho biết em có phù hợp với các ngành nghề trong chăn nuôi không? Vì sao?
Trình bày vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và nền kinh tế. Liên hệ với thực tiễn của gia đình và địa phương em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVai trò của ngành chăn nuôi ở địa phương em:
- Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người. Ví dụ như: thịt, trứng, sữa….
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng sử dụng nguyên liệu từ chăn nuôi.
- Chăn nuôi cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa….Ngoài ra, còn phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch.
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.
- Chăn nuôi là mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Liên hệ: Ở địa phương em, chăn nuôi đang là ngành nghề tạo ra kinh tế chính cho các hộ dân trong vùng. Ngoài ra, chăn nuôi còn giúp cung cấp sức kéo, phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp; cung cấp thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày.
(Trả lời bởi Thanh An)
Hãy trình bày triển vọng của chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTheo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn. Việt Nam tiếp tục là một trong số những nước tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người hàng đầu thế giới, đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Hàn Quốc và được dự báo sẽ vươn lên vị trí thứ 2 vào cuối năm 2021.
Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi không ngừng mở rộng kinh doanh, đặc biệt những doanh nghiệp lớn có lợi thế nhờ áp dụng mô hình 3F: thức ăn chăn nuôi (feed), trang trại (farm), thực phẩm (food).
Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn thịt Việt Nam là động lực chính của ngành thức ăn trong nước. Sản lượng thịt lợn dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025, trước khi đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021-2030. OECD dự báo đối với thị trường gia cầm, sản lượng tiêu thụ trong 10 năm tới tại Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 2,9%/năm. Ngành thức ăn chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng bình quân vào khoảng 7,6%/năm.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng dự báo thời gian tới, cùng với đà phát triển dân số và thu nhập của người dân, quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 5,06%/năm, từ mức 9,124 tỷ USD vào năm 2019 lên 12,27 tỷ USD năm 2025.
(Trả lời bởi Thanh An)
Nội dung nào sau đây không phải vai trò của chăn nuôi?
A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein (thịt, trứng, sữa) cho con người.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
C. Cung cấp lương thực cho xuất khẩu
D. Cung cấp sức kéo cho trồng trọt
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNội dung nào sau đây không phải vai trò của chăn nuôi?
A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein (thịt, trứng, sữa) cho con người.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
C. Cung cấp lương thực cho xuất khẩu
D. Cung cấp sức kéo cho trồng trọt
(Trả lời bởi animepham)
Phân tích thực trạng chăn nuôi ở địa phương em và đề xuất một số giải pháp để phát triển chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChăn nuôi ở địa phương em nói chung còn khá lạc hậu, người dân vẫn đang phải rất vất vả, bỏ nhiều thời gian, công sức vào quá trình chăn nuôi nhưng vật nuôi vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh. Thêm vào đó, việc xử lí chất thải chăn nuôi cũng chưa được đảm bảo. Nhiều hộ chăn nuôi còn xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
Đề xuất một số phương pháp phát triển chăn nuôi trong thời 4.0:
- Đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao.
- Sử dụng robot thay thế sức lao động của con người.
- Trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy cho ăn, máy cắt cỏ tự động, máy phun thuốc, hệ thống điều hòa nhiệt độ,...
- Sử dụng hệ thống giám sát sức khỏe vật nuôi tự động,...
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lí chất thải, tạo ra các giống vật nuôi kháng bệnh tốt,...
(Trả lời bởi Thanh An)