Bài 1. Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11)

Hướng dẫn giải

 Bài báo cáo vấn đề khoa học có cấu trúc chặt chẽ và đầy đủ hơn: thêm tóm tắt, thảo luận, tài liệu tham khảo,…

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11)

Hướng dẫn giải

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ THỰC TRẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

Tóm tắt: Báo cáo này trình bày kết quả từ cuộc khảo sát thực tế về dịch sốt xuất huyết và thực trạng ở địa phương. Đối tượng khảo sát gồm 30 chủ hộ gia đình và cán bộ địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy tác động của sốt xuất huyết và diễn biến về dịch tại địa phương, qua đó hướng tới mục đích nâng cao ý thức và tiếp tục phòng ngừa dịch.

I. Giới thiệu:

Sốt xuất huyết đang là vấn đề quan trọng liên quan đến sức khỏe cộng động, đặc biệt ở địa phương và được rất nhiều người quan tâm. Điều tra và nghiên cứu về dịch sẽ cung cấp thông tin quan trọng để nâng cao ý thức về các biện pháp phòng tránh dịch.

Mục tiêu của nghiên cứu này:

- Điều tra được thực trạng tình hình cũng như diễn biến hiện nay của dịch sốt xuất huyết ở địa phương.

- Trên cơ sở kết quả điều tra đề xuất các giải pháp phòng ngừa dịch sốt xuất huyết.

II. Phương pháp:

1. Phương pháp và công cụ khảo sát thực tế:

Phương pháp: Điều tra bằng phiếu hỏi

Phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng

Công cụ: Bộ phiếu hỏi và đề cương phỏng vấn trực tiếp

2. Đối tượng khảo sát:

- Đối tượng: 30 chủ hộ gia đình và cán bộ địa phương (tổ trưởng tổ dân phố, đoàn thanh niên, hội phụ nữ)

- Địa bàn khảo sát: các tổ dân phố số 1, 2, 3 thuộc phường Minh Khai.

III. Kết quả:

1. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của dịch sốt xuất huyết đối với sức khỏe con người

Kết quả cho thấy 100% đối tượng đều nắm rõ ảnh hưởng của dịch sốt xuất huyết đối với sức khỏe cộng đồng.

2. Thực trạng về tình hình mắc sốt xuất huyết ở địa phương:

Số chủ hộ bản thân là người mắc sốt xuất huyết hoặc có người thân trong nhà mắc sốt xuất hiện: 01 người, chiếm 3,33%.

Như vậy, số người mắc sốt xuất huyết ở địa phương là rất ít

3. Thực trạng về các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết

Qua quá trình phỏng vấn các chủ hộ và các cán bộ của phường, tất cả đều đã nắm rõ các biện pháp phòng ngừa dịch sốt xuất huyết. Các hộ gia đình đều đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch.

IV. Thảo luận:

Tất cả người dân đều có nhận thức tốt và hiểu rõ về sự nguy hại mà sốt xuất huyết gây ra và mọi người đều đã chủ động có những biện pháp phòng tránh dịch ngay sau khi có thông báo.

V. Kết luận:

- Nhận thức về tác động quan trọng của dịch sốt xuất huyết và sự quan trọng của các biện pháp phòng chống dịch

- Các biện pháp cần được thực hiện để nâng cao nhận thức của người dân như: vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, ngủ mắc màn, không để lại các vũng nước lắng đọng để không tạo môi trường cho muỗi sinh sống.

Tài liệu tham khảo

1. Báo sức khỏe và đời sống (2022), Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng.

2.Wikipedia (2023), Sốt xuất huyết.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 13)

Hướng dẫn giải

HS tự chuẩn bị bản trình chiếu bằng Power Point hoặc Canva

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 13)

Hướng dẫn giải

 HS tự trình bày

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14)

Hướng dẫn giải

- Ưu điểm: Sống động, đều nêu ra được những nội dung cần thiết

- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian nếu muốn bài thuyết trình hay và sống động

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)