Bài 1: Mô tả dao động

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 5)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Dao động cơ là sự chuyển động có giới hạn trong không gian của một vật quanh một vị trí xác định. Dao động được mô tả theo định luật hình sin (cos) theo thời gian

Dao động đó có thể được mô tả bằng lời hoặc thông qua các phương trình toán học dựa vào các thông tin như biên độ, li độ, tần số, chu kì.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 5)

Hướng dẫn giải

a) Các em tự thực hành thí nghiệm đơn giản này với các dụng cụ và hướng dẫn trên.

b) Mô tả chuyển động của các vật:

- Cả hai vật đều dao động quanh một vị trí cân bằng (VTCB) xác định: đối với con lắc lò xo thì VTCB là vị trí sau khi treo quả nặng đến khi lò xo cân bằng; đối với con lắc đơn là vị trí thấp nhất của vật (khi sợi dây có phương thẳng đứng).

- Trong quá trình dao động thì vật sẽ chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng đó.

- Con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng.

- Con lắc đơn dao động trên một cung tròn với biên độ góc xác định.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 6)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về dao động tuần hoàn: chuyển động lên xuống của lò xo; dao động trong mạch LC; dao động của sóng điện từ, chuyển động của con lắc đồng hồ,…

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 6)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Ứng dụng của dao động tuần hoàn trong cuộc sống: Chuyển động của con lắc đồng hồ để đếm thời gian, khoảng thời gian con lắc đồng hồ thực hiện một dao động tuần hoàn tương đương với một chu kì, từ đó người ta tính toán để chế tạo bộ đếm thời gian, tương ứng N dao động tuần hoàn thì đồng hồ đếm được một khoảng thời gian t.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 6)

Hướng dẫn giải

Ví dụ các vật dao động tự do trong thực tế thường là ứng dụng của con lắc lò xo và con lắc đơn

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Hình dạng đồ thị tọa độ - thời gian của vật dao động trong Hình 1.4 là đồ thị theo dạng hình cosin.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 8)

Hướng dẫn giải

a) Các điểm G, P có tọa độ dương; điểm E, M, R có tọa độ âm; điểm F, H, N, Q có tọa độ bằng 0.

b) Các điểm E, G, M, P, R có khoảng cách đến vị trí cân bằng cực đại.

c) Các cặp điểm G và P; F và N; H và Q; E, M và R là những điểm gần nhau nhất có cùng trạng thái chuyển động.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Cánh ong mật này thực hiện 300 dao động trong 1s

Chu kì dao động của cánh ong là: \(T=\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{300}=0,003s\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Hai dao động có cùng biên độ.

Ở cùng một thời điểm khi dao động 1 ở vị trí cân bằng thì dao động 2 ở vị trí bên và ngược lại.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Tần số góc khi ong đập cánh là:

\(\omega=2\pi f=2\pi\cdot300=600\pi\left(rad/s\right)\)

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)