Bài 1. Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững

Câu hỏi 6 (SGK Cánh diều - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

• Mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau là hệ tự nhiên, hệ xã hội, hệ kinh tế. Phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó:

- Hệ kinh tế: Việc phát triển kinh tế vừa là nền tảng để nâng cao đời sống xã hội, vừa phải tính toán đến toán tác động như thế nào đến môi trường, xã hội.

- Hệ tự nhiên: Hệ tự nhiên là nguồn tài nguyên phong phú cung cấp nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc khai thác hệ tự nhiên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội phải hướng tới sự phát triển bền vững.

- Hệ xã hội: Trong sự phát triển bền vững, cần nâng cao ý thức xã hội trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững cho các thế hệ mai sau.

• Ví dụ về mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, lõi ngô, phân động vật, chất thải… để sản xuất ethanol sinh học vừa giải quyết các vấn đề môi trường, vừa phát triển kinh tế và ổn định xã hội về vấn đề năng lượng.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Cánh diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

- Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.

- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

(Trả lời bởi Pham Minh Tue)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Cánh diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

- Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật biển,… cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất của con người.

- Phát triển bền vững là sự phát trển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

→ Từ đó cho thấy, sự phát triển bền vững phải dựa trên việc khai thác môi trường bền vững. Vậy mối quan hệ giữa việc phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường: Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường.

(Trả lời bởi Ng Bảo Ngọc)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Cánh diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

• Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam: Chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

• Một số mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam:

- Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống lành mạnh.

- Phổ cập tiếp cận các dịch vụ cơ bản như nước, vệ sinh và năng lượng bền vững.

- Hỗ trợ tạo ra các cơ hội phát triển thông qua giáo dục hòa nhập và công việc.

- Thúc đẩy sự đổi mới và cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi, tạo ra các cộng đồng và thành phố có thể sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Giảm bất bình đẳng trên thế giới, đặc biệt là liên quan đến bất bình đẳng giới.

- Quan tâm đến tính toàn vẹn của môi trường thông qua việc chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và hệ sinh thái đất.

- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các tác nhân xã hội khác nhau để tạo ra một môi trường hòa bình và đảm bảo tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Ví dụ cho mỗi vai trò của sinh học trong phát triển bền vững:

- Ví dụ về vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Sinh học tạo ra các giống mới (giống ngô, lúa, đỗ tương, lợn, bò,…) có năng suất cao, có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của môi trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Ví dụ về vai trò của sinh học trong bảo vệ môi trường: Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường như sử dụng vi sinh vật để xử lý vết dầu loang, sử dụng loài thiên địch,…

- Ví dụ về vai trò của sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội: Thành tựu trong giải trình tự hệ gene người và nhiều loài sinh vật khác nhau trong thời gian gần đây đã giúp con người sản xuất ra nhiều loại thuốc được gọi là thuốc hướng đích để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 10 (SGK Cánh diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

- Giúp xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực người ta đã tạo ra các giống cây trồng (gạo vàng) cho sản lượng cao. Đây chính là một thành tựu tiêu biểu  của sinh học

- Đặc biệt tìm ra vaccine để phòng chống các bệnh như Vaccine Covid – 19 chính là thành tựu quan trọng nhất của Sinh học với những vấn đề xã hội.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 11 (SGK Cánh diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Theo em, lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất là hành vi vi phạm đạo đức sinh học. Vì: Đây là hành động vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe vật nuôi cây trồng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân người tiêu thụ sản phẩm.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)