Bài 1. Giới thiệu chung về trồng trọt

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 6)

Hướng dẫn giải

a - cây cam

b - cây măng cụt

c - cây cà chua

d - cây mía

Các vd khác; Bột sắn làm từ cây sắn, nước rau má được làm từ cây rau má, bánh chuối chiên có nguyên liệu chính từ cây chuối, nước ép ổi được làm từ cây ổi, ...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.1 (SGK Cánh Diều - Trang 6)

Hướng dẫn giải

 

 

Hình a - Cung cấp lương thực, thực phẩm.

Hình b - Tạo cảnh quan đẹp, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch.

Hình c - Cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu.

Hình d - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mỹ nghệ, thủ công nghiệp.

Hình e - Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi.

Hình g - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước giải khát, công nghệ sinh học.

 

 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Những triển vọng phát triển của trồng trọt ở nước ta:

Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu.Áp dụng công nghệ trồng trọt tiên tiến (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn,.) giúp năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Những thế mạnh ở địa phương em để phát triển trồng trọt:

- Khí hậu ôn hòa (không quá nóng, không quá lạnh) có thể trồng được chè, hồ tiêu, cà phê, lúa, ngô,...và nhiều loại cây ăn trái khác.

- Hệ thống đề điều, sông ngòi, kênh rạch, đường nước thuận tiện để hỗ trợ tưới tiêu.

- Có phân tầng với nhiều loại đất khác nhau như đất xám, đất đỏ feralit, đất mùn núi cao,...giàu dinh dưỡng và phì nhiêu.

- Nhân lực nhiều kinh nghiệm trồng trọt, canh tác từ nhiều đời nay.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Theo mục đích sử dụng có: cây lương thực, cây thực phẩm , cây công nghiệp, cây ăn quả 

Theo thời gian sinh trưởng có: cây hằng năm và cây lâu năm

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Theo mục đích sử dụng: Cây lương thực (a,c) , cây thực phẩm (e), cây công nghiệp (b,d), cây ăn quả (g)

Theo thời gian sinh trưởng: cây hàng năm (a,c,e) , cây lâu năm (b,d,g)

 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Theo mục đích sử dụng:

   + Cây lương thực: cây khoai, sắn, cây lúa mì, …

   + Cây thực phẩm: cây su hào, cây rau muống, cây bí ngô…

   + Cây công nghiệp: cây mía, cây dứa, cây hồ tiêu, …

   + Cây ăn quả: cây cam, cây ổi, cây bưởi, …

- Theo thời gian sinh trưởng:

   + Cây hàng năm: cây bí, cây rau muống, cây khoai lang, …

   + Cây lâu năm: cây đa, cây bàng, cây phượng, …

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 8)

Hướng dẫn giải

Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam:

   + Trồng trọt ngoài tự nhiên là phương thức trồng trọt phổ biến mà mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên. 

   + Trồng trọt trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt thường được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc áp dụng với những cây trồng khó sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên.

   + Trồng trọt kết hợp là phương thức trồng trọt kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên và trồng trọt trong nhà có mái che. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 8)

Câu hỏi mục 4 (SGK Cánh Diều - Trang 9)

Hướng dẫn giải

 

- Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.

- Đất trồng dần được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

- Ứng dụng ngày càng nhiều các thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm chủ động và nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.

- Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)