Bài 1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Nhận xét về hành vi của chủ thể kinh tế trong các trường hợp:

a. Doanh nghiệp H đã cạnh tranh lành mạnh khi áp dụng công nghệ, đầu tư vào máy móc hiện đại, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới.

b. Doanh nghiệp B đã cạnh tranh không lành mạnh khi mời anh T và trả số tiền lớn để biết được quy trình sản xuất của Doanh nghiệp A. Đây là biểu hiện xâm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh.

c. Hãng hàng không Q và G cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật, bằng năng lực chọn cách đi riêng. Hãng Q lấy chất lượng làm điểm mạnh, hướng đến khách hàng cao cấp. Hãng G hướng đến giá, nhu cầu và khả năng thanh toán của mọi khách hàng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 11)

Hướng dẫn giải

- Đối với người sản xuất: Ba doanh nghiệp viễn thông đều đưa ra gói cước tương ứng với nhiều ưu đãi, thu hút được lượng lớn người dùng, tập trung triển khai hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát. 

=> Vai trò: Cạnh tranh là động lực thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Đối với người tiêu dùng: Cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đem lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng. 

=> Vai trò: Tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.b (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 8)

Hướng dẫn giải

- Nhờ sự cạnh tranh giữa ngân hàng D với các ngân hàng khác, mà khách hàng đã nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua vé máy bay; đóng tiền điện, nước, học phí…

- Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 10)

Hướng dẫn giải

- Nhận định a. Đồng tình, vì cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, để đạt lợi nhuận thì các chủ thể phải cạnh tranh để giành những điều kiện thuận lợi.

- Nhận định b. Không đồng tình, vì điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.

- Nhận định c. Đồng tình, vì chỉ khi các chủ thể kinh tế có quyền tự do kinh doanh thì cạnh tranh mới diễn ra.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.c (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 8)

Hướng dẫn giải

- Việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới đã đem lại nhiều lợi ích cho nền nước ta:

+ Mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giúp mặt hàng gạo của Việt Nam được biết đến nhiều hơn, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.

+ Đem về một nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

+ Góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước phát triển, ví dụ như: mở rộng diện tích canh tác; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, lai tạo ra nhiều giống lúa mới cho năng xuất và chất lượng cao,…

- Đối với nền kinh tế, cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác tối đa mọi nguồn lực của quốc gia.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.a (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện nhằm mục đích: nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường dệt may.

- Đối với người sản xuất, cạnh tranh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 6)

Hướng dẫn giải

- Sự ganh đua giữa doanh nghiệp C và P được thể hiện thông qua việc cùng sản xuất một loại sản phẩm nước ngọt có hương vị tương tự nhau và ganh đua về kiểu dáng thiết kế, chiến lược quảng cáo,… Mục đích của sự ganh đua là nhằm tranh giành khách hàng.

- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 6)

Hướng dẫn giải

- Ví dụ về một trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường:

Tháng 9/2018, đã diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai nhãn hàng sữa Milo và Ovaltine thông qua chiến dịch quảng cáo: Nếu như Milo chọn thông điệp “nhà vô địch làm từ Milo”; thì ngược lại, Ovaltine chọn thông điệp “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Không chỉ dừng lại ở tấm biển quảng cáo, trên trang mạng xã hội chính thức, nhãn hiệu Ovaltine tung loạt poster thể hiện rõ thông điệp trái ngược với Milo. Theo đó, Ovaltine nêu rõ: Mặc con nhà người ta luôn mòn mỏi luyện tập và tranh đấu để giành ngôi vô địch, mẹ chỉ cần con nhà mình luôn sẵn sàng năng lượng để thoả sức làm điều con thích!

- Nhận xét: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Những nỗ lực trong cạnh tranh tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp 1 và 2 là:

+ Trường hợp 1: Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh. Cụ thể: doanh nghiệp P và T cùng phân phối, kinh doanh mặt hàng xe ô tô.

+ Trường hợp 2: Các doanh nghiệp có sự khác biệt về điều kiện sản xuất. Cụ thể: công ty A xây dựng các trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn hiện đại nhất và chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Công ty B cũng đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín từ khâu nhập giống, nuôi dưỡng đến phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng…

- Một số nguyên nhân khác dẫn đến cạnh tranh:

+ Người sản xuất và người tiêu dùng cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trao đổi trên thị trường. Cụ thể: người sản xuất muốn bán sản phẩm với giá cao nhất; người tiêu dùng muốn mua sản phẩm với giá thấp nhất….

+ Giữa những người tiêu dùng cũng có sự ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn.

+ Giữa các chủ thể sản xuất luôn có sự ganh đua, giành giật những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 8)

Hướng dẫn giải

- Biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh trong các trường hợp là:

+ Trường hợp 1: Các công ty cung ứng trứng gà tươi đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật và cạnh tranh lành mạnh với nhau bằng chính tiềm năng, thực lực. Cụ thể: Công ty H thực hiện việc hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến tay người tiêu dùng; công ty D thực hiện mô hình khép kín từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chỗ và nhà máy chế biến thực phẩm; công ty P liên kết kí hợp đồng và chuyển giao công nghệ nuôi gà lấy trứng cho các hộ nông dân.

+ Trường hợp 2. Doanh nghiệp D đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khi đưa ra những thông tin sai lệch, xuyên tạc về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp Q.

+ Trường hợp 3. Công ty T đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi: ra mắt ấn phẩm quảng cáo cố ý đưa thông tin so sánh với sản phẩm của công ty P để nhằm lôi kéo khách hàng.

- Khái niệm: Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

- Các biểu hiện khác của cạnh tranh không lành mạnh là: Xâm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh; cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; lôi kéo khách hàng một cách bất chính…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)