Quan sát chiếc đũa được nhúng trong một hộp đựng nước ở hình 3.1, ta thấy chiếc đũa như bị gãy tại mặt phân cách giữa nước và không khí. Vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy?
Quan sát chiếc đũa được nhúng trong một hộp đựng nước ở hình 3.1, ta thấy chiếc đũa như bị gãy tại mặt phân cách giữa nước và không khí. Vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy?
Nêu một số cách để quan sát đường đi tia sáng trong các môi trường trong suốt mà em biết.
Quan sát và mô tả bằng hình vẽ đường truyền của tia sáng khi đi từ không khí vào bản bán trụ. Rút ra nhận xét.
Mô tả và giải thích đường đi của tia sáng trong hình 3.3.
Nêu thêm một số hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong đời sống.
Trong bảng 3.1, tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường nào là nhỏ nhất? Từ đó, cho biết chiết suất môi trường nào là lớn nhất.
Tính chiết suất của môi trường không khí ở 0 °C và 1 atm?
Tính chiết suất của mỗi loại thuỷ tinh.
Ở hình 3.5, em hãy chỉ ra:
• Môi trường chứa tia tới.
• Môi trường chứa tia khúc xạ.
• Điểm tới và pháp tuyến của mặt phân cách tại điểm tới đó.
Tiến hành TN2:
- Lắp đặt dụng cụ và bật đèn chiếu tia sáng tới bản trụ như hình 3.5
- Điều chỉnh đèn chiếu để góc tới bằng 0o, xác định góc khúc xạ tương ứng, ghi lại kết quả theo mẫu bảng 3.2.
- Thay đổi góc tới i, xác định góc khúc xạ r và ghi lại số liệu theo mẫu bảng 3.2.
- Tính tỉ số \(\dfrac{i}{r}\) và \(\dfrac{sin\left(i\right)}{sin\left(r\right)}\) theo mẫu bảng 3.2
- Từ số liệu thu được trong thí nghiệm, rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa học tới và góc khúc xạ.
- So sánh tỉ số \(\dfrac{sin\left(i\right)}{sin\left(r\right)}\) và tỉ số chiết xuất hai môi trường.
- Với bản bán trụ đã cho, ta có kết quả số đo góc khúc xạ r như sau:
Bảng 3.2
\(i\) | \(0^o\) | \(15^o\) | \(30^o\) | \(45^o\) | \(60^o\) | \(75^o\) | \(80^o\) | \(\approx90^o\) |
\(r\) | \(0^o\) | \(10^o\) | \(28^o\) | \(30^o\) | \(35^o\) | \(40^o\) | \(41^o\) | \(\approx42^o\) |
\(\dfrac{i}{r}\) | - | ? | ? | ? | ? | ? | ? | ? |
\(\dfrac{sin\left(i\right)}{sin\left(r\right)}\) | - | ? | ? | ? | ? | ? | ? | ? |