2. PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

Hoạt động 1.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 6)

Hướng dẫn giải

- Thiết kế hình ảnh và khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống bắt nạt học đường.

- Tổ chức các diễn đàn, thi tìm hiểu, diễn tiểu phẩm,… về phòng chống bắt nạt học đường.

- Rèn luyện các kĩ năng phòng chống bắt nạt học đường.

- Tổ chức những buổi sinh hoạt lớp thảo luận về phòng chống bắt nạt học đường.

- Tổ chức các buổi thi vẽ tranh, thuyết trình về nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh bắt nạt học đường.

- Đưa ra các tình huống để giải quyết nếu gặp hành vi bắt nạt học đường.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 6)

Hướng dẫn giải

Em thấy hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là một hoạt động rất bổ ích và mang lại rất nhiều hiệu quả cho các bạn học sinh đang còn trong độ tuổi đi học.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 6)

Hướng dẫn giải

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THI TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

Nhóm thực hiện: Nhóm

Thời gian thực hiện: Ngày 5 tháng 9 năm 2023

Địa điểm thực hiện: lớp 9A, Trường Trung học cơ sở Tạ Quang Bửu

Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 9A, Trường Trung học cơ sở Tạ Quang Bửu

Công việc cần chuẩn bị:

 - Dẫn chương trình: Công Minh

 - Tài liệu: Mai Lan, Vũ Hoàng

 - Phần thưởng: Hạnh Nguyên

·      Thể lệ cuộc thi:

 - Nội dung tuyên truyền:

o   Khái niệm của bắt nạt học đường/bạo lực học đường.

o   Nguyên nhân gây ra bắt nạt học đường

o   Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự

o   Hậu quả của hành vi bắt nạt học đường.

o   Những việc cần làm khi bị bắt nạt học đường.

o   Giải pháp phòng tránh bắt nạt học đường.

 - Hình thức thi: Thuyết trình, hùng biện, diễn tiểu phẩm, vẽ tranh,…

 - Tiêu chí chấm điểm: Nội dung đầy đủ, trình bày sáng tạo, có sản phẩm minh học,…

 - Cách thức thi: Nhóm gồm 4 – 6 học sinh

·      Chương trình dự kiến:

 - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu về cuộc thi và các thành phần tham gia.

 - Thể hiện phần thi của các đội.

 - Ban giám khảo công bố kết quả.

·      Tổng kết cuộc thi

 - Đưa ra thông điệp phòng chống bắt nạt học đường.

 - Cam kết không có hành vi bắt nạt học đường.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Học sinh tự thực hiện.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Tuyên truyền các hành động phòng chống bắt nạt học đường.

- Diễn tiểu phẩm, tình huống bắt nạt học đường.

- Thi vẽ tranh với chủ đề “Phòng chống bắt nạt học đường”.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Số lượng người tham gia: toàn bộ các bạn học sinh trong lớp.

- Sự quan tâm, theo dõi của người tham gia: hào hứng và chăm chú lắng nghe

- Sự hài lòng, hứng thú của những người tham gia vào các hoạt động: tất cả các bạn học sinh đều tham gia vào hoạt động.

- Cam kết của người tham gia trong phòng chống bắt nạt học đường: tất cả các bạn học sinh đều kí giấy cam kết phòng chống bắt nạt học đường.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 8)

Hướng dẫn giải

Học sinh tự thực hiện.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)