2. Con đường không chọn

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

- Tôi luôn cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn.

- Điều khiến tôi đưa ra quyết định lựa chọn thường dựa vào những góp ý của bạn bè, người thân. Tôi từng cảm thấy may mắn, cũng từng thấy tiếc nuối trước những sự lựa chọn của mình.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

- Để có thể quyết định được lựa chọn của mình, tôi đã tham khảo ý kiến của bố mẹ, người thân hoặc bạn bè và sau đó lắng nghe suy nghĩ của bản thân để lựa chọn.

- Tôi không cảm thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn của bản thân, tôi chấp nhận lựa chọn đó một cách tự nhiên.

   (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

     Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người khách lữ hành và đang đứng trước tình huống phải lựa chọn một trong hai con đường để đi tiếp.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

     Hai lối rẽ là hai con đường dường như chưa có ai đặt chân đến, chúng nằm giữa rừng lá vàng; một lối rẽ trải dài khuất dạng sau một bụi cây; còn lối rẽ bên kia có một mặt cỏ rậm trên mặt đường và có chút ít dấu mòn không rõ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

     Nhân vật trữ tình đã chọn lối mòn ít có ai đi lại với mong muốn được khám phá thêm nhiều thứ mới lạ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

1. "Con đường" là hình ảnh ẩn dụ gợi đến đó là hành trình tiến bước mỗi con người trong cuộc đời.

2. "Lối rẽ"  được coi là hình ẩn dụ gợi đến những lựa chọn, quyết định của bản thân có thể thay đổi trong hành trình của bản thân. 

Bổ sung thêm: Trên hành trình đi tìm thành công của mỗi người đều có những khó khăn, trở ngại và đôi khi nó đòi hỏi năng lực quyết đoán của bạn dựa trên những lựa chọn đúng hoặc sai để giải quyết vấn đề đang gặp phải. 

(Trả lời bởi Linh Phương)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Tác giả đặt tên nhan đề là “con đường không chọn” bởi đó là lối rẽ ông đã bỏ lại trước những lựa chọn của mình. Nhà thơ dường như quan tâm tới con đường mà ông không đi hơn là con đường ông đã chọn. Tựa đề bài thơ đã cho thấy cảm thức mất mát vì không thể đi được cả 2 con đường, một sự tiếc nuối, băn khoăn, trăn trở trước những hướng đi của cuộc đời.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

- Hai lối rẽ trong rừng gần như không có sự khác nhau, chúng đều là những lối rẽ đầy cây cỏ và bụi rậm khó phân biệt, có chăng chỉ là dấu mòn của hai lối đôi chút khác nhau.

- Có lẽ chính vì sự giống nhau của hai lối rẽ mà nhân vật trữ tình khó lựa chọn được lối đi cho mình, anh phân vân không biết lựa chọn nào là tốt cho mình hơn.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

 Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta không thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào. Vì anh ta nếu không chọn, anh ta sẽ mãi đứng ở ngã ba đường, không thể đi tiếp hay phát triển.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

     Theo tôi, khi nhân vật đưa ra sự lựa chọn cuối cùng của mình, anh vẫn còn đôi chút băn khoăn và phân vân, anh chưa thật sự tin vào quyết định của mình và chưa biết sự lựa chọn đó sẽ đem lại cho anh điều gì.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)