1. Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 33)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Nêu hiểu biết của bản thân về những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc.

Lời giải chi tiết:

     Một số tác phẩm trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc: Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ), Dụ chư tì tướng hịch văn (Trần Quốc Tuấn), Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), ...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Bình Ngô đại cáo (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 34)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn 1.

- Chú ý quan niệm về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

- Hiểu được quan niệm về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết:

     Việc Nguyễn Trãi nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề “nhân nghĩa” dựa trên khái niệm gốc của Nho gia. Đồng thời, làm tiền đề cho toàn bài cáo, cho độc giả thấy được khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, có mục đích rõ ràng và lấy dân làm gốc.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Bình Ngô đại cáo (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 35)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn 2.

- Chú ý những hình ảnh, từ ngữ miêu tả tội ác mà giặc gây ra trên đất nước ta.

Lời giải chi tiết:

Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác trên đất nước ta:

- Thừa cơ gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn.

- Sử dụng những thủ đoạn tàn ác làm khổ nhân dân (Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ).

- Đánh thuế, Hành hạ, đánh đập nhân dân, bắt dân ta làm phục dịch suốt hơn 20 năm (ép xuống biển mò ngọc; đãi cát tìm vàng trong rừng sâu, nước độc).

- Vơ vét, bóc lột của cải của dân ta.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Bình Ngô đại cáo (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 36)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Chú ý những hình ảnh ở cuối đoạn 3a.

- Đưa ra lời dự đoán.

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh ở cuối đoạn 3a thể hiện sự quyết tâm chống giặc để giành lại độc lập tự do cho dân tộc như: dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới; lấy yếu chống mạnh, đoàn kết, ...

- Từ đó có thể hình dung ra rằng, diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa chính là sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc sẽ lên ngôi. Sự đồng lòng, quyết tâm mạnh mẽ ấy sẽ giúp đất nước giành được thắng lợi, đánh đuổi được hết bọn giặc ngoại xâm.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Bình Ngô đại cáo (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 38)

Hướng dẫn giải

- Khí thế chiến thắng của nghĩa quân lan rộng khắp các trận đánh, càng đánh càng hăng, càng cảm thấy trút được sự căm phẫn, giận dữ suốt 20 năm của một dân tộc phải chịu ách thống trị.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Bình Ngô đại cáo (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 39)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

      Đọc kĩ đoạn cuối.

Lời giải chi tiết:

     So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này mang tính chất tổng kết toàn bài hay chính là sự tổng kết những cuộc chiến thắng lịch sử vang dội của dân tộc. Vì vậy, giọng điệu nghị luận trở nên hùng hồn, tự hào, vui mừng, mang một niềm tin mới cho đất nước sau khi đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Bình Ngô đại cáo (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 39)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Đọc lý thuyết tại phần Tri thức Ngữ Văn.

- Nhận biết được những dấu hiệu của một văn bản nghị luận.

Lời giải chi tiết:

- Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.

- Mục đích viết của bài cáo: tuyên bố cho toàn thể nhân dân được biết về sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước: sự thắng lợi công cuộc kháng chiến chống giặc Minh.

- Dấu hiệu nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận:

+ Thể loại văn bản: thể cao – một trong những thể văn nghị luận cổ thời xưa.

+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng, được chia tách thành các đoạn, đi kèm là những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Bình Ngô đại cáo (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 39)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Nêu lên quan điểm của bản thân.

- Hiểu được một đất nước độc lập cần được thể hiện qua những yếu tố nào.

Lời giải chi tiết:

     Em đồng ý với nhận định: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.

- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.

- Tính chất tuyên ngôn ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong phần mở đầu:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

→ Sự độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được xác định rất rõ qua: có nền văn hiến lâu đời; ranh giới, lãnh thổ đã được phân chia rõ ràng; có phong tục tập quán riêng ở mỗi vùng; có vua, có truyền thống lịch sử lâu đời sánh ngang với các nước.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Bình Ngô đại cáo (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 39)

Hướng dẫn giải

− “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo:

+ Ở phần 1, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện qua quan điểm “nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “bình Ngô”.

+ Ở phần 2, tư tưởng nhân nghĩa là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn|Lấy chí nhân để thay cường bạo, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu roi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở“lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.

+ Ở phần 4, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

- Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo được nối kết theo quan hệ nhân quả.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Bình Ngô đại cáo (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 39)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Tóm tắt các ý chính dựa theo bố cục văn bản đã chia sẵn.

Lời giải chi tiết:

Các luận điểm chính trong bài cáo:

- Luận điểm 1: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

- Luận điểm 2: Tội ác của giặc Minh đi ngược tư tưởng nhân nghĩa không thể tha thứ.

- Luận điểm 3: Nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.

- Luận điểm 4: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa giúp giữ gìn và xây dựng đất nước.

→ Nhận xét: Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả hợp lí, thuyết phục.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)